Từ tranh cãi về ăn thịt chó đến góc nhìn sai lệch về văn hóa!

Trường Giang |

(Soha.vn) - Có anh bạn tôi nói rằng, nếu bầu chọn “quốc thực”, anh sẽ bỏ phiếu cho món… thịt chó.

Từ chuyện thịt chó “hâm nóng” các diễn đàn

Một điều khá thú vị là thời gian gần đây, cùng với vô số vấn đề xã hội khác đáng quan tâm thì dư luận lại được “hâm nóng” lên bởi câu chuyện về một món ăn: thịt chó. 

Khởi thủy của cái sự “nóng” lên đó là từ một bài viết của một nhà báo phương Tây khi sang du lịch Việt Nam, được tận mục sở thị trọn vẹn cái “quy trình hóa thân” của “chú chó” kể từ khi đang ở gia chủ cho đến lúc thành các món ăn trên bàn nhậu, để từ đó, nhà báo phương Tây nọ đã lý giải, cắt nghĩa cái “văn hóa người Việt” dựa trên cái món “mộc tồn”.

Tất nhiên, nhà báo phương Tây không sai, thậm chí còn đáng được biểu dương vì tính tò mò, đam mê khám phá văn hóa. Nhưng tôi cảm thấy tiếc, giá như chuyến du lịch của nhà báo phương Tây kia có đi kèm theo một hướng dẫn viên du lịch có am hiểu ít nhiều về văn hóa ẩm thực người Việt thì có lẽ sẽ không bao giờ có bài viết “sục sôi căm hờn” khi về nước.

Món thịt chó từng bị phương Tây lên án.
Món thịt chó từng bị phương Tây lên án.

Những ngỡ vụ việc sẽ trở thành “chuyện đao to búa lớn” như những năm giữa thập niên 80 của thế kỷ trước khi một số nước phương Tây quyết đem chuyện hay ăn thịt chó của một số nước phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam,…) ra trước kỳ họp của Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc với tội danh “ngược đãi, tàn sát dã man loài chó”, nhưng may sao, lần này chưa đến mức như vậy.

Nhưng dư luận trong nước thì vẫn âm ỉ. Trong khi trên một số trang báo lẫn diễn đàn mạng, nhiều người không ngần ngại lên án việc giết chó, ăn thịt chó là “tàn ác, là dã man”,... thì không ít người tỏ ra ấm ức lắm vì không dưng bị… vu oan.

Khoan hãy nói đến chuyện đúng – sai ở đây, mà hãy truy tầm tận cùng ở góc độ văn hóa về chó của các địa văn hóa khác nhau (từ symbol cho đến…. món ăn) vì nhà báo phương Tây nó khi đề cập đến món thịt chó của người Việt cũng muốn “dựa hơi” vào đó để “giải mã” về văn hóa.

Đến truy tầm cội nguồn văn hóa

Chó là loài động vật được yêu quý (thậm chí vào bậc nhất) đối với phương Tây – đó là điều không thể chối cãi. Với người phương Tây, chó không chỉ là “loài động vật giữ nhà” như người Việt mà còn ở cấp độ có phần cao hơn: những người bạn. 

Người phương Tây yêu chó. Người Việt có coi chó là bạn không? Tất nhiên là có. Người Việt có yêu chó không? Cũng có nhưng không theo kiểu phương Tây và tỉ lệ không cao.

Tuy nhiên, trong văn hóa ẩm thực của người Việt, thịt chó là là một món ăn khá đặc trưng
Tuy nhiên, trong văn hóa ẩm thực của người Việt, thịt chó là là một món ăn khá đặc trưng

Với người phương Đông, chó vẫn chỉ là một loại súc vật (và còn nguy hiểm cho cộng đồng) chứ không phải là một người bạn như văn hóa phương Tây.

Với phương Tây, chó trở thành biểu tượng của văn hóa: long trung thành, tình bạn và sự tin cậy. Điều đó có thể lý giải vì sao người phương Tây (kể cả hiện đại) “kiềng” món “mộc tồn”.

Còn người phương Đông, ngoài mục đích nuôi để trông nhà, trông coi gia súc thì nó cũng đồng thời được xác định là có thể lấy thịt nên việc ăn thịt chó của người Việt cũng rất là bình thường trong con mắt người phương Đông.

Muốn giải thích văn hóa của một dân tộc cần phải dựa vào trường văn hóa chứ không chỉ là những hiện tượng văn hóa
Muốn giải thích văn hóa của một dân tộc cần phải dựa vào trường văn hóa chứ không chỉ là những hiện tượng văn hóa

Để đánh giá sự phát triển và tiến bộ của những tộc người, cộng đồng với nhau, người ta thường dựa vào tiêu chí văn minh. Muốn hiểu được văn hóa của một cộng đồng người, một dân tộc, không chỉ vào những “hiện tượng văn hóa” bề mặt mà còn phải đặt chúng vào trong “trường văn hóa” của tộc người đó. 

“Trường văn hóa” đó tất nhiên không thể thiếu các yếu tố như lịch sử, địa lý, thổ nhưỡng, khí hậu… nằm trong tổng thể dòng chảy không ngừng nghỉ của thời gian. Và sẽ càng sai lầm khi lấy “trường văn hóa” của một cộng đồng người này để lý giải “hiện tượng văn hóa” bề mặt của một cộng đồng người khác. Đó là sự so sánh khập khiễng.

Chọn thịt chó làm “quốc thực”, tại sao không?

Trở lại với bài viết về vấn đề ẩm thực – món thịt chó của người Việt – của một nhà báo phương Tây nọ, một điều dễ nhận thấy ở đây là người viết đã phạm phải sai lầm về những nguyên tắc đã nói trên. 

LTS: 

Trên đây chỉ là ý kiến cá nhân của một người. Tòa soạn rất mong nhận được nhiều ý kiến tranh luận của độc giả xung quanh vấn đề này.

Cảm ơn các bạn đã quan tâm và chia sẻ.

Tác giả đã sai lầm khi cố gắng giải thích về một hiện tượng trong văn hóa ẩm thực của người Việt – món thịt chó – dựa trên góc nhìn, cách tiếp cận của văn hóa người phương Tây. Tất nhiên, sai lầm của nhà báo phương Tây này là điều có thể hiểu và thông cảm được, bởi tác giả thuộc về một “trường văn hóa” khác.

Nhưng ngay sau đó, bỗng dưng xuất hiện hàng loạt bài viết với những ý kiến (thậm chí là những người có học hàm, học vị giáo sư, tiến sĩ hẳn hoi) “lên án gay gắt” những người ăn thịt chó, kêu gọi tẩy chay thịt chó, coi đây là vô nhân đạo, là tàn ác, là phi văn hóa,,… thì quả thực không khỏi khiến dư luận được phen phì cười. 

Chỉ e sau “phong trào lên án việc ăn thịt chó” này sẽ kéo theo “hiệu ứng” là báo chí nhiều nước ở Trung Đông (theo đạo Hồi) cũng “lên án” việc các nước trên thế giới… ăn thịt lợn (đạo Hồi không ăn thịt lợn) và coi đây là hành động “tàn ác, dã man” thì nguy to. Biết đâu chừng…

Trở lại vấn đề món “mộc tồn” đang “nóng hôi hổi” trên các mặt báo, dường như càng nói, càng viết, càng “lên án” thì chính những người viết lại càng lộ rõ những “lỗ hổng” về văn hóa ẩm thực (tôi chưa muốn nói đến văn hóa truyền thống) về “trường văn hóa” mà họ đang sống. Cái “hội chứng a dua theo phong trào” đã ngấm sâu vào trong văn hóa của ta rồi thì phải, đáng buồn và cũng đáng lo lắm thay.

“Nếu có cuộc bầu chọn “quốc thực”, tôi sẽ bỏ phiếu chọn món thịt chó” – hơn một lần, anh bạn của tôi, một trong những dân chơi chó chính hiệu, từng hùng hồn tuyên bố như thế. Tôi tin là bạn tôi nói thật. Tưởng nói vui nhưng ngẫm ra không phải không có lí.

Chọn thịt chó làm món “quốc thực”, tại sao lại không nhỉ?

 

Bạn thấy việc ăn thịt chó có đáng phải tranh cãi không?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.




 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại