Trung Quốc hoàn toàn câm điếc trước hậu quả mình gây ra

TQ bất chấp hậu quả vẫn quyết định khoan dầu ở Biển Đông, khoảng cách tàu VN vào giàn khoan rút ngắn, nhận định của các hãng truyền thông nước ngoài về hành động của TQ...

TQ chi bao nhiêu vào thiết bị khoan nước sâu?

Nhật báo Ashahi Shimbun, một trong những tờ báo hàng đầu Nhật Bản đã đăng tải thông tin rằng, các nhà lãnh đạo hàng đầu TQ từ đầu năm nay đã quyết định xúc tiến khoan dầu ở Biển Đông bất chấp hậu quả ngoại giao.

Theo đó, Tập đoàn dầu khí ngoài khơi quốc gia TQ (CNOOC) từ lâu đã muốn thực hiện việc khoan dầu khí ở Biển Đông. Tuy nhiên, các quan chức Bộ Ngoại giao TQ đã phản đối vì lo ngại rằng, quan hệ giữa nước này với các láng giềng sẽ trở nên tồi tệ vì tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trong vùng biển.

  • TQ, giàn khoan, Hải Dương 981, chủ quyền, Biển Đông, kiểm ngư, CNN
    Tàu TQ bảo vệ giàn khoan trái phép, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của VN. Ảnh: Vietnam+
  • Trong một thời gian dài, đề xuất không được thực thi vì TQ không có công nghệ khoan nước sâu.

Tuy nhiên, vào năm 2008, CNOOC đã chi khoảng 6 tỉ nhân dân tệ (953 triệu USD) để bắt đầu chế tạo thiết bị khoan nước sâu. Giàn khoan được hoàn tất tháng 5/ 2011.

Tàu VN đang tiến gần giàn khoan

Chiều 30/5, Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) cho biết, dù bị các tàu TQ áp sát, vây ép, cản trở quyết liệt nhưng lực lượng kiểm ngư VN đã tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981 ở khoảng cách 2,8 hải lý để thực hiện nhiệm vụ.

Tuy nhiên, các tàu cá của TQ lại tập hợp thành nhóm 35 tàu cá cùng 2 tàu hải cảnh ngăn cản, vây ép tàu cá VN ngay ở cách giàn khoan 30-35 hải lý.

Phóng viên CNN cận cảnh 'sức ép bá quyền' của TQ

CNN nằm trong nhóm hãng tin quốc tế vừa đến Hoàng Sa cách đây vài hôm. Ngay từ hôm 28/5, phóng viên CNN Euan McKirdy có bài tường thuật từ thực địa ở Biển Đông.

Phóng viên CNN kể: "Khi chiều buông, một trong những tàu cảnh sát biển lớn của TQ hướng về tàu của chúng tôi, thi thoảng hú còi như thể định gây ra một vụ đụng độ nho nhỏ trên biển. Không ai trên tàu Cảnh sát biển 8003 tỏ ra quá lo lắng, mặc dù đã mặc sẵn áo phao. Các tàu TQ “sủa” về phía chúng tôi một vài lần nữa trước khi bỏ đi".

Kẻ bắt nạt

Tony Walker, biên tập viên các vấn đề quốc tế của The Australian Financial Review, vừa có bài viết đánh giá những căng thẳng gần đây giữa TQ và các nước láng giềng, nhất là những diễn biến gần đây với VN, trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đã khác trước.

Theo Tony Walker, hành động khiêu khích của Bắc Kinh khi hạ đặt giàn khoan dầu khổng lồ tại vùng biển của VN, với sự hỗ trợ của tàu chiến và các lực lượng bán quân sự khác, không phải là lối hành xử của một thành viên có trách nhiệm trong một hệ thống quốc tế được điều chỉnh bằng luật pháp, cũng không thể hiện đặc tính của một cường quốc muốn giữ nguyên trạng.

Ông nhấn mạnh đây là hành động của một kẻ bắt nạt cấp khu vực, hoàn toàn câm điếc trước những hậu quả mà hành động của mình có thể gây ra.

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh trả lời CNN

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh đã trả lời phỏng vấn của chương trình Dòng Sự kiện (News Stream), kênh truyền hình CNN (Mỹ).

Trả lời câu hỏi của CNN "VN nhìn nhận như thế nào về tuyên bố chủ quyền của TQ đối với quần đảo Hoàng Sa?", Thứ trưởng Phạm Quang Vinh nói: "Quần đảo Hoàng Sa thuộc về VN căn cứ về mặt lịch sử và pháp lý. Vào năm 1974, TQ đã sử dụng vũ lực để chiếm Hoàng Sa. Hành động này vi phạm luật pháp quốc tế và chúng tôi không thể chấp nhận điều đó".

Tàu cá TQ quăng lưới cản đường, bẫy tàu VN. Nguồn VTV

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại