Vụ trực thăng của ông chủ Leicester rơi: Vì sao trực thăng không an toàn như máy bay?

Vũ Tuấn Anh |

Theo một số thống kê, trực thăng có tỷ lệ tai nạn cao hơn máy bay khoảng 35%.

Mới đây, người hâm mộ đội bóng Leicester nói riêng và người yêu thể theo nói chung trên toàn thế giới đang hướng trái tim của mình về tỷ phú Vichai Srivaddhanaprabha, ông chủ Leicester, khi trực thăng của ông rơi hôm 27/10.

Hiện các thông tin chính thức về tính mạng của ông Vichai vẫn chưa được công bố, tuy nhiên một số nguồn tin như BBC xác nhận ông Vichai có mặt trong chuyến bay này.

Vụ trực thăng của ông chủ Leicester rơi: Vì sao trực thăng không an toàn như máy bay? - Ảnh 1.

Một trong những hình ảnh cuối cùng của trực thăng riêng của ông Vichai Srivaddhanaprabha.

Máy bay được xem là một trong những phương tiện giao thông an toàn nhất trên thế giới, thế nhưng trực thăng thì không, đây có thể là lý do vì sao. Theo một số thống kê, trong số 100.000 giờ bay, các phương tiện bay nói chung có tỷ lệ gặp tai nạn là 7,28, trong khi đó tỷ lệ tai nạn của trực thăng là 9,84 lần cho 100.000 giờ bay, tức là cao hơn gấp 35 lần mức trung bình.

Vụ trực thăng của ông chủ Leicester rơi: Vì sao trực thăng không an toàn như máy bay? - Ảnh 2.

Một số nguồn tin cho biết trực thăng của ông chủ đội bóng Leicester gặp vấn đề ở động cơ đuôi khiến nó quay tròn và mất kiểm soát.

Theo Slate, trực thăng có tỷ lệ gặp tai nạn cao hơn máy bay là bởi chúng được sử dụng các các điều kiện vận hành nhiều rủi ro. Hầu hết máy bay đều vận hành trong một môi trường được kiểm soát chặt chẽ gồm nhiều yếu tố như đường băng, đường bay hay kiểm soát không lưu.

Ngược lại, trực thăng được thiết kế trong vai trò một thiết bị bay có thể đến, hạ cánh bất kì khu vực nào mà máy bay không thể. Tuy nhiên, chính vì điều này, các điều kiện hoạt động của trực thăng trở nên khó dự đoán.

Trực thăng cũng có khả năng chống chịu với thời tiết kiệm hơn máy bay trong khi đó nó cũng vận hành ở độ cao thấp hơn, vì thế khả năng gặp phải chướng ngại vật ẩn nấp trong sương mù chẳng hạn cũng cao hơn.

Vụ trực thăng của ông chủ Leicester rơi: Vì sao trực thăng không an toàn như máy bay? - Ảnh 4.

Đám cháy dữ dội sau khi máy bay của ông Vichai Srivaddhanaprabha rơi.

Bên cạnh đó, cũng không thể không nhắc đến việc trực thăng có nhiều bộ phận chuyển động hơn hơn máy bay rất nhiều. Đồng nghĩa với việc nhiều bộ phận cũng có thể bị hỏng hơn.

Chỉ cần một bộ phận chuyển động bị hỏng, trực thăng cũng có thể quay một cách không kiểm soát được. Thực tế rằng những bộ phận này chuyển động liên tục cũng khiến chúng dễ hỏng, gặp phải vấn đề hơn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại