Vụ bắt giữ Mạnh Vãn Chu: Trung Quốc liệu có “ăn miếng trả miếng“?

Thùy Linh |

Vụ bắt giữ Phó Chủ tịch Huawei Mạnh Vãn Chu đang phủ bóng lên mối quan hệ Mỹ-Trung, đặc biệt khi 2 nước vừa đạt được thỏa thuận đình chiến thương mại.

Bất chấp 8 tháng ăn miếng trả miếng thuế quan và thậm chí là sự hoài nghi trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G-20 các đây hơn 1 tuần, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cố gắng đưa ra được một thỏa thuận đình chiến thương mại sau cuộc gặp kéo dài 2,5 giờ ở Buenos Aires, Argentina.

Mặc dù mơ hồ, nhưng thỏa thuận đáng để ăn mừng và là một kết quả đôi bên cùng có lợi đối với 2 nên kinh tế lớn nhất thế giới: cả 2 bên đều có 90 ngày để tiếp tục thu hẹp các bất đồng và tìm kiếm những giải pháp lâu dài hơn.

Về khía cạnh địa chính trị, một lệnh ngừng bắn sẽ giúp 2 bên tránh bị trượt vào một cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới. Nó cũng khiến những người lạc quan bày tỏ hy vọng 2 nước có thể trở lại trạng thái trước đây là tìm kiếm sự hợp tác hơn là đối đầu.

Có một số người cho rằng, nó mở ra một chương mới, khi mà các nước vừa hợp tác vừa đối đầu cùng 1 lúc với nhiều sự phức tạp. Quan điểm này lại được củng cố thêm bởi vụ bắt giữ Giám đốc tài chính kiêm Phó chủ tịch Huawei Mạnh Vãn Chu. Bà Mạnh Vãn Chu bị bắt ở Canada theo yêu cầu của Mỹ vào cùng ngày diễn ra cuộc gặp Trump-Tập.

Thời điểm vụ bắt giữ không khác gì “cái tát” đối với chính phủ Trung Quốc, đặc biệt là sau khi Cố vấn an ninh quốc gia John Bolotn hôm 6/12 rằng ông đã được thông báo trước về kế hoạch bắt giữ Mạnh Vãn Chu khi ông đi tham dự cuộc gặp ngày 1/12 giữa Tổng thống Trump với Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông Bolton cũng nói rằng Huawei và các tập đoàn công nghệ lớn khác của Trung Quốc, sẽ là “chủ đề chính” được thảo luận giữa các nhà đàm phán thương mại Mỹ-Trung bởi những cáo buộc phía Trung Quốc sử dụng công nghệ ăn cắp của Mỹ.

Tuyên bố của ông Bolton sẽ khiến phía Trung Quốc thêm hoài nghi rằng, vụ bắt giữ Mạnh Vãn Chu có động cơ chính trị và những người có quan điểm cứng rắn ở Nhà Trắng trong đó có ông Bolton đã sử dụng vụ bắt giữ này như một đòn bẩy trong đàm phán với Trung Quốc.

Phản ứng chính thức từ Trung Quốc khá căng thẳng sau những thông tin liên quan đến vụ bắt giữ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng phản đối mạnh mẽ đối với giới chức Mỹ và Canada, yêu cầu trả tự do cho bà Mạnh Vãn Chu ngay lập tức.

Sau khi ông Tập Cận Binh trở về Bắc Kinh hôm 6/12, giới chức Trung Quốc đã lên kế hoạch cho những hành động tiếp theo trong lúc chờ đợi thêm chi tiết về vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu sau phiên điều trần tại ngoại trong ngày 7/12.

Hiện vẫn chưa rõ vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu sẽ ảnh hưởng thế nào tới thỏa thuận đình chiến thương mại và các cuộc đàm phán trong tương lai, nhưng có 1 điều chắc chắn, nó sẽ đặt ra một tiền lệ nguy hiểm trong quan hệ song phương.

Không hề kỳ lạ khi đặt câu hỏi: Điều gi sẽ xảy ra nếu chính phủ Trung Quốc cũng sẽ “theo chân” Mỹ và đáp trả bằng ha hành động tương tự? Những hành động ăn miếng trả miếng như vậy chắc chắn sẽ làm chệch hướng thỏa thuận đình chiến thương mại và đưa 2 nước vào một con đường nguy hiểm.

Nếu điều đó xảy ra, thỏa thuận đình chiến thương mại ngày 1/12 cốn có thể dẫn đến những kết quả thực chất dù còn một số hoài nghi, sẽ không còn ý nghĩa gì.

Các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới ngày 3/12 đã rất hồ hởi trước thông tin về thỏa thuận đình chiến nhưng nó lại đi xuống vào ngày hôm sau do có sự hoài nghi.

Thỏa thuận đó không giúp ích gì khi ông Trump tuyên bố trên Twitter rằng Trung Quốc đã đồng ý giảm và xóa bỏ thuế đối với ô tô Mỹ nhập khẩu vào Trung Quốc, nhưng ngay sau đó cố vấn kinh tế của ông Trump lại nói rằng điều này chưa hề được ký kết. Sự hoài nghi còn là bởi Trung Quốc im lặng về tuyên bố của ông Trump trên Twitter.

Một điều thú vị cần phải nói tới là sự trái ngược giữa tuyên bố của Mỹ và Trung Quốc về thỏa thuận đình chiến. Tuyên bố của Nhà Trắng nhấn mạnh thời hạn 90 ngày cho các cuộc đàm phán và ngay lập tức cần thảo luận những thay đổi cấu trúc, vấn đề chuyển giao công nghệ bắt buộc, quyền sở hữu trí tuệ, hàng rào phi thuế quan...

Giới chức và truyền thống Trung Quốc thì lại xem nhẹ thời hạn 90 ngày và vẫn mập mờ về những yêu cầu cụ thể của Mỹ. Các cơ quan kiểm duyệt ở Trung Quốc được cho là đã chặn các đường link tới tuyên bố của Nhà Trắng và các bản dịch sang tiếng Trung trên truyền thông xã hội Trung Quốc.

Một điều riêng biệt, những người hay chỉ trích mạnh mẽ đã than vãn rằng thỏa thuận đình chiến không bao hàm điều gì mới và có thể đã được đàm phán hàng tháng trước.

Một số người thậm chí còn cho rằng Trung Quốc hóa ra lại “tệ” hơn khi đồng ý với danh sách dài các yêu cầu của Mỹ trong khi ông Trump đơn thuần chỉ hứa hẹn sẽ không nâng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc xuất sang Mỹ lên 25% như kế hoạch ban đầu từ ngày 1/1/2019.

Cả 2 quan điểm trên đều đơn thuần là lý thuyết. Các nền kinh tế và các thị trường chứng khoán của cả Mỹ và Trung Quốc đã đối mặt với cơn gió ngược sau chiến tranh thương mại, và lãnh đạo cả 2 bên đã có nhiều sáng kiến hơn để khôi phục đàm phán nghiêm túc.

Giới chỉ trích lâu nay cho rằng chính phủ Trung Quốc sẽ không thích sự thay đổi cấu trúc mà Mỹ yêu cầu. Tuy nhiên, họ đã đánh giá thấp những giải pháp của Trung Quốc trong việc đối phó với các vấn đề nằm trong lợi của Bắc Kinh ở thời điểm khi họ cần phải đưa ra những bước mạnh mẽ hơn hướng tới cải cách.

Ông Trump có thể đã khoe khoang thành tích của mình như người người làm chủ thỏa thuận đình chiến, nhưng trong một tuyên bố trên Twitter gần đây, ít nhất ông đã đúng khi nói rằng, ông và Chủ tịch Tập Cận Bình là 2 người duy nhất có thể “mang lại sự thay đổi tích cực và lớn lao về thương mại và xa hơn nữa giữa 2 nước”.

Bây giờ là lúc ông Trump và ông Tập cần làm việc với nhau để thu xếp ổn thỏa vụ việc liên quan tới Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu để đảm bảo thỏa thuận đình chiến không bị ảnh hưởng và có thể dẫn tới những cuộc đàm phán có kết quả tích cực./.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại