Võ thú kì dị "học lỏm" từ Trung Quốc

Tiểu Mã |

Chịu ảnh hưởng từ võ thuật Trung Quốc, môn phái này dựa theo phong cách chiến đấu của lợn rừng, trăn, bọ cạp… với nhiều đòn rất hiểm.

Đó chính là Bandomôn võ cổ truyền rất độc đáo của Myanmar.

Môn võ chuyên phòng thủ, bắt chước các loài vật

Bando được coi là nghệ thuật phòng thủ trong chiến đấu của võ thuật Myanmar.

Mặc dù chịu ảnh hưởng từ võ thuật Trung Quốc và cả Ấn Độ nhưng Bando không lấy hệ thống Ngũ hình quyền (Long, Hổ, Báo, Xà, Hạc) làm căn bản mà lại dựa theo phong cách chiến đấu của rất nhiều loài vật khác, tiêu biểu có lợn rừng, trăn và bọ cạp.

Ưu điểm lớn nhất của Bando chính là khả năng phòng thủ rất kín kẽ. Người ta nói rằng trong một cuộc chiến đời thường thay vì trên võ đài, những bậc thầy của môn này thường chỉ phòng thủ cho đến khi đối phương mệt lả rồi mới bắt đầu ra đòn phản công.

Bando sở hữu nhiều đòn hiểm.
Bando sở hữu nhiều đòn hiểm.

Không những “bắt chước” võ Trung Quốc, Ấn Độ, môn Bando còn có nhiều đòn thế tựa như karate và đặc biệt là những đòn quăng vật, khóa xiết rất giống môn Judo của Nhật Bản.

Trong chiến đấu, giống như nhiều môn võ khác thì Bando cũng dùng nhiều bộ phận trên cơ thể như đầu, vai, khuỷu tay, cánh tay, đầu gối, bàn chân… để ra đòn. Tuy nhiên môn võ này có một đòn cước đặc trưng rất nổi tiếng đó là đòn đá bọ cạp.

Đây thực chất là một đòn đá vòng cầu ở tầm cao mô phỏng theo cách tấn công bằng đuôi của loài bò cạp. Tất nhiên, nó hoàn toàn khác so với đòn đá của Taekwondo.

Ưu điểm của đòn này là tốc độ và rất khó bị bắt bài. Ngoài ra, Bando cũng có nhiều đòn véo và đánh vào các huyệt đạo cũng mô phỏng theo cách tấn công của bọ cạp.

Hình vẽ mô tả về cú đá bọ cạp của Bando.
Hình vẽ mô tả về cú đá bọ cạp của Bando.

Bando bắt chước loài lợn rừng với các đòn đẩy ngã và tấn công bằng khuỷu tay, đầu gối; bắt chước loài rắn với cách đánh chụm các đầu ngón tay lại rồi tấn công vào các huyệt trọng yếu trên cơ thể đối phương.

Môn này dựa theo loài chim ưng với khả năng bắt các pha tấn công của kẻ địch sau đó tung những đòn chém, xỉa vào cổ, yết hầu hết sức lợi hại; hoặc bắt chước loài hổ, báo với các chiêu nhảy, tránh né và tấn công bằng các đòn bổ, cào…

Phong cách chiến đấu của Bando còn phong phú đến nỗi bắt chước cả các loài trăn để khóa siết đối phương, hay dựa theo loài nai thậm chí loài cò để nhảy ra khỏi vùng tấn công của đối thủ.

Mô tả về một đòn bắt chước chim ưng.
Mô tả về một đòn bắt chước chim ưng.

Một điểm cũng rất đặc biệt của Bando đó là dù chịu ảnh hưởng nhiều từ võ Trung Quốc tuy nhiên môn này lại ít tập luyện với binh khí mà chủ yếu đánh tay không.

Môn võ khiến phương Tây phải ngưỡng mộ

Là môn võ cổ truyền nhưng kể từ năm 1933, Bando chính thức được đem vào huấn luyện cho lực lượng quân sự tại Myanmar.

Kể từ sau Thế chiến II, những phong cách Bando khác nhau trên khắp Miến Điện đã được hệ thống lại.

Không chỉ nở rộ ở Myanmar, Bando còn được rất nhiều quốc gia khác tham gia nghiên cứu, từ Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và các nước phương Tây tiêu biểu là Mỹ.

Bando được nhiều nước phương Tây biết đến.
Bando được nhiều nước phương Tây biết đến.

Tới năm 2009, Hiệp hội Bando quốc tế (ITBA) đã chính thức được thành lập. Đây là bước ngoặt quan trọng bởi Bando đã trở thành môn võ chính thức của Myanmar được công nhận trên phạm vi quốc tế.

Bando bắt đầu được truyền bá tại Mỹ từ năm 1960, sau khi Maung Gyi – một võ sĩ rất nổi tiếng của Myanmar đã giảng dạy môn này tại thủ đô Washington.

Thời kỳ đó, nhiều người dân Mỹ đã rất tò mò và thích thú khi chứng kiến loại võ bắt chước tới 9 loài động vật gồm bò, lợn rừng, rắn thường, rắn hổ mang, trăn, báo, hổ, bọ cạp, đại bàng.

Sau đó, môn võ này đã phát triển khá rộng rãi tại đây, và Hiệp hội Bando Mỹ cũng được thành lập.

Cũng vào thập niên 60 của thế kỷ trước, Bando được giới thiệu tại châu Âu, khởi đầu tại nước Anh khi võ sư U Hla Win truyền bá tại thành phố Liverpool.

Sau đó môn này dần lan sang Pháp, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha nhờ HLV người Mỹ là Jonathan Collins vào cuối năm 1986.

Một số kỹ thuật trong môn Bando.

Với sự phát triển vững mạnh trên phạm vi thế giới, đặc biệt là sự biết đến của nhiều nước phương Tây, Bando ngày càng trở thành niềm tự hào của đất nước Myanmar.

Ngày nay, tại Myanmar còn giảng dạy bộ môn Bando yoga, là sự kết hợp giữa hai môn Bando và Yoga.

Bando yoga được tập luyện không nhằm mục đích chiến đấu giống như 1 môn võ cũng không phải để “giác ngô” như Yoga mà thay vào đó, nó hướng tới những mục tiêu khác gồm: duy trì sức khỏe tổng thể, phòng chống bệnh tật và phục hồi thương tích.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại