Vì sao người bị tiểu đường dễ mắc gout hơn và ngược lại?

Mỗi ngày một niềm vui |

Tại sao hai căn bệnh này lại liên quan đến nhau? Làm thế nào để phòng tránh được?

Theo một nghiên cứu, đái tháo đường là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh gout ở người lớn tuổi. 70% bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh gout.

Trong chương trình Mỗi ngày một niềm vui, ThS. BS Nguyễn Huy Cường, nguyên Phó trưởng khoa Đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết Người bị gout dễ mắc tiểu đường hơn người không bị gout. BS Cường lý giải:

- Cả tiểu đường và gout đều rơi vào nhóm người thường hay ăn nhậu, ăn quá nhiều thực phẩm có đạm. Lối sống đó làm cả đường máu tăng và cả axit uric máu tăng.

Ăn nhiều chất đạm và uống nhiều rượu làm tăng đề kháng insulin, làm cho người bị gout dễ mắc đái tháo đường

- Một số bệnh nhân tiểu đường điều trị không tốt sẽ tiến triển đến giai đoạn suy thận. Khi suy tthận, axit uric thải qua máu ít và tích tụ lại cơ thể phát triển thành bệnh gout.

Một bệnh nhân tiểu đường mắc cả bệnh gout sẽ gặp khó khăn hơn trong điều trị:

- Người bị gout thỉnh thoảng sẽ gặp cơn gout cấp, khi bị cơn gout cấp làm đường máu tăng lên và rối loạn.

- Khi lên cơn gout cấp, người bệnh phải dùng thuốc corticoid - thuốc này làm đường máu tăng lên rất nhiều.

- Người vừa tiểu đường vừa gout bị hai nguy cơ: Rối loạn đường máu và tăng nguy cơ suy thận trên bệnh nhân tiểu đường.

Chế độ ăn ảnh hướng rất nhiều đến bệnh nhân mắc hai loại bệnh này nên cần lưu ý:

- Uống nhiều nước vì axit uric thải qua nước tiểu. Nếu bạn uống nhiều nước thì thải được nhiều axit uric qua nước tiểu hơn và ít bị gout hơn.

- Hạn chế bia rượu, thịt màu đỏ, hải sản (cá thu, cá mòi, cá trích...).

- Nên ăn rau mồng tơi, rau muống, thịt gà...

- Phải tập thể dục 30 phút/ngày.

- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại