Vì sao ngựa vằn lại có sọc đen sọc trắng? Khoa học đã tìm được lời giải

Cẩm Mai |

Chúng ta biết rằng động vật luôn tiến hóa theo hướng có lợi. Nhưng sự tiến hóa lộn xộn không phải lúc nào cũng cho thấy lợi ích rõ ràng. Sọc của ngựa vằn là một ví dụ.

Bộ lông vằn đen và trắng của ba loài ngựa vằn đang ở châu Phi là một câu đố sinh học trong nhiều thập kỷ, dẫn đến một số giả thuyết. Bây giờ các nhà nghiên cứu đã tìm ra đặc tính mới bộ lông một số loài ngựa.

Nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy rằng không hiểu sao sọc vằn ngăn ruồi muỗi bu vào ngựa vằn, làm cho chúng không bị côn trùng đốt.

Tuy nhiên, không phải các nhà nghiên cứu mới biết điều này. Từ lâu, họ đã biết ruồi muỗi ít bu vào ngựa vằn. Nghiên cứu năm 2012 còn phát hiện ra rằng các sọc sáng và tối có thể phản chiếu ánh sáng phân cực làm ngăn chặn côn trùng sà vào.

Các nhà khoa học từ Mỹ và Anh đã tìm hiểu sâu hơn và phát hiện ra rằng ruồi đậu trên ngựa không vằn nhiều gấp ba lần trên ngựa vằn, bởi vì các sọc vằn làm cho cho côn trùng bị nhiễu loạn, bay và đậu không chính xác.

Vì sao ngựa vằn lại có sọc đen sọc trắng? Khoa học đã tìm được lời giải - Ảnh 1.

Ngựa không vằn được ngụy trang thành ngựa vằn.

Nhóm nghiên cứu đã dành nhiều thời gian để quan sát cả ngựa không vằn lẫn ngựa vằn để ghi lại số lượng ruồi ngựa hút máu (tabanids) vo ve xung quanh, tiếp cận và đậu vào ngựa.

Sau đó, để chắc chắn rằng mùi của ngựa vằn không tác động đến hành vi của ruồi muỗi, nhóm nghiên cứu đã ngụy trang cho ngựa vằn.

Nhóm nghiên cứu đã mặc áo trắng, áo đen, áo sọc đen trắng cho từng con ngựa và ghi lại hoạt động của ruồi. Họ cũng lấy video của cả ngựa không vằn và ngựa vằn để thực hiện phân tích chi tiết về hành vi của ruồi và để xem hành vi của ngựa phản ứng với ruồi.

Họ phát hiện ra rằng ruồi bám quanh cả hai loại ngựa gần bằng nhau. Nhưng ruồi loanh quanh ngựa vằn sẽ bị loạng choạng, khó hạ cánh xuống. Ruồi chỉ va vào ngựa vằn mà không đậu vào được nên bay đi.

Điều thú vị là, những con ruồi vẫn đậu trên đầu ngựa mặc áo sọc như với ngựa không có sọc, cho thấy rằng bộ lông có tác động.

Vì sao ngựa vằn lại có sọc đen sọc trắng? Khoa học đã tìm được lời giải - Ảnh 2.

Hơn nữa, khi ruồi sà xuống, chúng không ở lại lâu trên ngựa vằn. Các video ghi lại phản ứng với ruồi cho thấy ngựa vằn vẫy đuôi và chạy trốn khỏi ruồi tích cực hơn ngựa không vằn.

Nói chung, thời gian ruồi đậu trên ngựa vằn không lâu, có nghĩa là ruồi không cắn ngựa vằn nhiều như với ngựa không vằn, cho thấy rằng sọc vằn thực sự có tác động.

Tuy nhiên, có thể sọc vằn có nhiều chức năng. Cho đến nay, các nghiên cứu dường như đã loại trừ chức năng ngụy trang trong môi trường, tương tác với các loài động vật và điều chỉnh thân nhiệt.

Nhưng vẫn có khả năng sọc vằn gây nhiễu cho động vật ăn thịt bằng cách tạo ra hiệu ứng 'lóa mắt' như một dạng ngụy trang chuyển động khiến khó phân biệt được từng cá thể trong bầy đàn dông đúc. Dù vậy, bằng chứng ở đây cho thấy rằng sọc của ngựa vằn ngăn ngừa ruồi muỗi đốt.

Nguồn video và ảnh: Science Alert

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại