Vì sao Beethoven "biến sắc" khi hoàng đế Napoleon đăng quang?

Hoa Hướng Dương |

Tại sao khi nghe tin hoàng đế Napoleon đăng quang, nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven tức giận xé vụn tác phẩm hoài công của mình?

Bản giao hưởng số 3 (tiếng Ý là "Eroica" nghĩa là Anh hùng ca): Giấc mộng tan tành

Mặc dù tên của 2 danh nhân này có lẽ quá nổi tiếng, nhưng rất ít người biết được câu chuyện liên quan giữa thiên tài âm nhạc người Đức và vị Hoàng đế nước Pháp này.

Vì sao Beethoven biến sắc khi hoàng đế Napoleon đăng quang? - Ảnh 1.

Ludwig van Beethoven (17/12/1770 – 26/3/1827) là một nhà soạn cổ điển người Đức. Tài năng của ông được cả thế giới công nhận và học tập.

Vì sao Beethoven biến sắc khi hoàng đế Napoleon đăng quang? - Ảnh 2.

Napoleon lúc bấy giờ là hình mẫu anh hùng lý tưởng của Beethoven. Ảnh minh họa.

"Trong bản giao hưởng này... năng lực dồi dào, kỳ diệu của thiên tài sáng tác Beethoven lần đầu tiên được bộc lộ" - Tchaicovsky (Txai cốp xki).

Đây là bản nhạc soạn ở Mi giáng trưởng, bản giao hưởng Anh hùng đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử âm nhạc giao hưởng: Nhạc giao hưởng trở thành một thiên sử thi ghi lại những dấu mốc thời đại hay những câu chuyện oai hùng và oanh liệt.

Vì sao Beethoven biến sắc khi hoàng đế Napoleon đăng quang? - Ảnh 3.

Beethoven đã sáng tác bản giao hưởng số 3 dành tặng vị anh hùng của mình. Ảnh minh họa.

Bản nhạc lấy cảm hứng từ chính Napoleon Bonaparte, người đang tung hoành khắp châu Âu lúc bấy giờ và là vị anh hùng của tinh thần tự do trong lòng Beethoven, là đại diện cho cái thiện và lý tưởng của ông.

Chế độ quân chủ đã sụp đổ dưới những "đòn sấm sét" của Napoleon Bonaparte bách chiến bách thắng và thay vào đó là nền cộng hòa mà Napoleon theo đuổi.

Đối với Beethoven "những nguyên tắc cộng hòa rất quý giá... ông hy vọng rằng Bonaparte sẽ đặt nền móng cho hạnh phúc của cả loài người".

Vì sao Beethoven biến sắc khi hoàng đế Napoleon đăng quang? - Ảnh 4.

Thế nhưng mọi thứ đã sụp đổ.... Ảnh minh họa.

Khi sáng tác xong, ông đã đề tặng Napoleon. Khi được tin Bonaparte lên ngôi Hoàng đế, thì tên của Bonaparte và những lời đau xót của Beethoven được đề ngay trên trang bìa của bản giao hưởng vừa mới hoàn thành:

"Con người ấy cũng là người tầm thường – nhạc sĩ đau xót kêu lên – Bây giờ ông ta sẽ chà đạp lên tất cả các quyền con người, chạy theo sự hiếu danh, hiếu thắng... và sẽ trở thành một tên bạo chúa!".

Beethoven đã thất vọng vì Napoleon hóa ra cũng chỉ là một con người tầm thường, đầy tham vọng và đã chà đạp lên quyền lợi của mọi người để đạt tới mong muốn của mình - lên ngôi hoàng đế.

Beethoven đau đớn xé rách hình ảnh bìa trên bản phổ có hình Napoleon.

Bản giao hưởng số 3 nhận được tên gọi mới: "Eroica" (Anh hùng). Nhưng anh hùng đó có lẽ không còn là Napoleon nữa, mà là một hình mẫu lý tưởng khác trong lòng nhà soạn nhạc.

Tham khảo: Classicfm, Napoleon-series.org

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại