Vẫn "tái sinh" dù bị băm trăm mảnh: Bí mật kinh dị của loài động vật hiếm người biết

S.T |

Nếu cắt một giun dẹp ra làm 200 mảnh, 2 tuần sau sẽ thành 200 con giun mới. Đó là bí mật mà không phải ai cũng biết.

Và nếu cắt đầu một con vật thuộc loài thủy tức, đầu của nó sẽ mọc lại trong 3 ngày.

Việc thằn lằn, kỳ nhông, sa giông mọc đuôi hầu như ai cũng biết, những loài có xương sống này biết tái sinh một chân, một phần hàm, mắt hay tim thì không mấy ai biết được.

Nằm trong số những yếu tố quan trọng nhất của sự tái sinh là gene, nhà nghiên cứu Kiyokazu Agata và cộng sự thuộc Trung tâm Riken của Nhật đã khám phá những gene khác nhau liên quan đến sự tái sinh của loài giun dẹp dài 1 cm.

Những gene ấy phát đi tín hiệu cho phép biến tế bào gốc của con vật thành tế bào thần kinh (vì vậy tên của loài giun này trong tiếng Nhật có nghĩa là "não ở khắp nơi")

Tuy nhiên, các loài động vật dùng tế bào gốc để tái tạo một cơ quan thường không giống nhau. Giun dẹp có trữ lượng tế bào gốc quan trọng chiếm đến 30% toàn khối tế bào giun.

Khi cơ thể con vật bị tổn hại, các tế bào gốc được báo động, di chuyển về nơi bị mất và tiến hành "sửa chữa", tức là sinh sản những tế bào bị thiếu, cho đến khi hoàn thành một cơ thể mới.

Vẫn tái sinh dù bị băm trăm mảnh: Bí mật kinh dị của loài động vật hiếm người biết - Ảnh 1.

Hình minh họa.

Phương pháp thứ hai là cách của kỳ nhông. Nó không có trữ lượng lớn tế bào gốc mà các tế bào này sẽ được sản xuất tại nơi bị thương tổn, từ những tế bào đã được biệt hóa (tế bào cơ, bì hay thần kinh), được lập trình và trở nên không phân hóa.

Vì lý do này, quá trình tái sinh được gọi là "sự mất phân hóa". Mang tính tổng năng (totipotente), các tế bào gốc này có thể sinh sản vô hạn để tái tạo phần cơ thể bị mất.

Nguồn sưu tầm: Cuốn "Bí ẩn của nhân loại", Trang 216-217, NXB Từ điển Bách khoa.

Tiêu đề bài viết đã được tòa soạn đặt lại

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại