Phụ nữ đẹp có quyền... hớ hênh

Tôi thích ra đường ngày nào cũng nhìn thấy những Thị Màu, những Hồ Xuân Hương... Họ là những phụ nữ mạnh mẽ, dám yêu, dám sống, dám thể hiện yếu tố cá nhân' - NSND Doãn Hoàng Giang nói.

LTS: Những vụ việc lùm xùm về các cuộc thi người đẹp gần đây, rồi hàng loạt hành xử tự do của giới trẻ trên mạng xã hội khiến không ít người cho rằng các giá trị truyền thống đang mất dần đi, và rằng những tác động tiêu cực như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến người trẻ. Phóng viên Tuần Việt Nam trò chuyện cùng Đạo diễn - NSND Doãn Hoàng Giang để tìm lời giải đáp.

Có ông nào dám mặc áo dài ra đường?

Có một thực tế là nhiều vụ việc gắn với cái "đẹp" trong thời gian gần đây lại thường gây lùm xùm.  Chẳng hạn cuộc thi Hoa hậu Dân tộc đang gây ầm ĩ, rồi một cô gái trẻ thả rông vòng một. Còn khi đề cập đến công tác quản lý, tổ chức sự kiện và hoạt động văn hóa - nghệ thuật, những cụm từ  như vi phạm "thuần phong mỹ tục" "truyền thống" "bản sắc" ... cũng rất thường xuyên được nhắc đến. Có vẻ như các khái niệm này đang cần được nhận diện lại?

- Có một hình ảnh rất cụ thể: người phụ nữ Việt Nam đầu tiên để răng trắng, bị xã hội rất bất bình gọi là "con đĩ", nhưng giờ đây tất cả phụ nữ Việt Nam mang ơn "con đĩ" ấy. Người đầu tiên mặc áo dài, quần trắng, cũng là "con điếm", vì thời xưa chỉ có các cô đầu, ca nữ ở Khâm Thiên mới mặc. Nhưng bây giờ chúng ta đang tôn vinh áo dài, quần trắng là quốc phục.

{keywords}
NSND Doãn Hoàng Giang: "Không gì kìm hãm con người bằng những định kiến lâu đời và hẹp hòi..."

Những người đầu tiên phải chịu búa rìu, vượt qua được trở ngại, là người mở đường. Thế nào là "thuần phong mỹ tục", theo tôi nên định nghĩa thế này: là tục lệ đẹp, đáng gìn giữ, được người thực hành và người truyền đạt trân trọng. Có những "mỹ tục" là đẹp ở thời xưa, nhưng giờ người thực hành và truyền đạt không tiếp nhận nữa, thì không còn đẹp.

Ví dụ?

- Ngay chuyện Quốc phục đó, áo dài phụ nữ đẹp vô cùng, xưa cũng vậy và nay vẫn được thừa nhận như vậy. Nguyên Sa từng viết: "Có phải em mang trên áo bay. Hai phần gió thổi, một phần mây. Hay là em gói mây trong áo. Rồi thở cho làn áo trắng bay" Đẹp, nên thơ đến vậy, áo dài (phụ nữ) đúng là "mỹ tục", đáng gìn giữ, đáng làm quốc phục quá.

Nhưng áo dài (nam giới) lại không như vậy. Thử hỏi xem có ông nam giới nào thích mặc áo dài ra đường bây giờ không? Trông không vừa đần vừa ngố thì lôi thôi ngớ ngẩn. Tưởng tượng Doãn Hoàng Giang mặc áo dài mà xem (cười). Vậy là "người thực hành không tiếp nhận", thì không phải là "mỹ tục" nữa.

Sao phải mất thời gian cho chuyện... váy?

Những khái niệm nói ở trên hầu hết được sử dụng, áp đặt cho "phẩm hạnh" của phụ nữ. Từ một góc nhìn, những cô gái trẻ đang gây ồn ào gần đây như Thủy Top, Lê Thị Huyền Anh... đều có một điểm chung ở sự "nổi loạn", thích phô trương thân thể, lối sống thoáng đạt... có thể nói các cô đang bứt phá ra khỏi những "phẩm chất" vốn được gắn liền cho phụ nữ Việt Nam từ trước đến nay. Theo ông, cần nhìn nhận hiện tượng này như thế nào?

- Tôi ủng hộ các cô gái ăn mặc đẹp và phô trương được cái đẹp. Chả có lý do gì chúng ta cấm những cô gái mặc quần sooc ngắn. Nhiều cô có cặp chân dài quá đẹp, đấy là món quà vô giá, sao phải che giấu?

Vẻ đẹp thân thể phụ nữ là tuyệt phẩm của tạo hóa. Chả phải vô lý mà từ thời xưa những họa sĩ tên tuổi đã vẽ phụ nữ khỏa thân. Họa sĩ Bùi Xuân Phái của ta cũng say mê vẽ phụ nữ khỏa thân, vì họ quá đẹp! Tại sao những nghệ sĩ xiếc phải mặc những trang phục hở hang, vì nghệ thuật là sự phô trương cái đẹp, cái tài cho người xem thưởng lãm. Bản chất là vậy, sao cứ phải dùng những ngôn từ to lớn để phủ nhận?

Tôi cho rằng, so với nhiều ông áo trắng cổ cồn bây giờ, các cụ ngày xưa thẳng thắn và cởi mở hơn nhiều. Có một câu chuyện thế này: có mấy cậu con trai ngồi đánh cờ, một cô con gái đến tham gia và hớ hênh lộ phần cơ thể nhạy cảm. Câu chuyện sau đó được đám con trai kháo nhau, ầm ĩ đến nỗi ông thầy đồ bắt mấy cậu tả lại cho ông nghe.

Bọn học trò tả: "Không ngờ cô ta. Ngồi lê ngồi la. Mải mê việc nước (cờ). Hớ hênh của nhà". Ông thầy nghe xong phán: "Tiên sinh nghe rồi. Bèn mỉm miệng cười. Bèn vỗ đôi đùi. Bèn buông cây roi. Ngậm ngùi cảm thán: "Ôi trời đất ơi. Sao mà lúc đó. Lại không có tôi?"

Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến cũng có bài thơ cực hay về sự "hớ hênh" của phụ nữ: "Ở đầu làng Ngang có chỗ lội. Cạnh miếu ông Cuội cao vòi vọi. Đàn bà đến đó vén quần lên. Chỗ thì đến háng chỗ đến gối. Ông Cuội trên cao mỉm miệng cười. Cái gì trăng trắng như con vôi? Đàn bà khép nép đứng lên thưa: "Con trót hớ hênh ông xá tội" "Không không con có tội chi con. Chỉ tội làm ông cứng con b..."

{keywords}
"Cái bánh ngày xưa luôn ngon hơn cái bánh bây giờ"...

Từ thời "phong kiến lạc hậu" các cụ đã thoải mái rộng rãi đến thế. Mà thời chúng ta nào Bộ Văn hóa, nào Quốc hội bàn ra bàn vào mấy chuyện váy áo ăn mặc của các cô, tôi cho là vô cùng hẹp hòi và vớ vẩn, mất thời gian vì những việc chả quan trọng gì.

Truyền thống là tốt, nhưng cái gì cũng có tính hai mặt. Truyền thống có thể là đôi cánh để anh bay lên, cũng có thể là hai hòn đá buộc vào đôi cánh ấy. Không có gì kìm hãm con người bằng những định kiến lâu đời và hẹp hòi, đôi khi được khoác chiếc áo truyền thống.

Nhưng thực ra những lo lắng của các nhà quản lý văn hóa, nhà giáo dục, và các phụ huynh rằng những hình ảnh hở hang quá đà của nghệ sĩ, những cô cậu thanh niên mới lớn đang được cổ súy, sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ sống của con cái họ, không phải không có lý?

- Chúng ta phải có cái nhìn hết sức rõ ràng, thực tế. Trong thời đại toàn cầu hóa, mạng Internet và các hình thức thông tin nở rộ, chúng ta cũng chủ động mở cửa để làm ăn với bên ngoài. Mà khi đã mở cửa, nghĩa là tất cả các loại gió sẽ ùa vào, không có chuyện "gió lành" ta đón, còn "gió độc" ta che được đâu. Không tưởng.

Việc chúng ta cần làm không phải là cấm cái này, ngăn cái nọ, mà là cần phải chuẩn bị một cơ thể khỏe mạnh, một tâm trí minh mẫn để sẵn sàng đón nhận và thanh lọc mọi loại gió. Chỉ cơ thể yếu đuối hom hem mới hơi tí là sợ. Con cái cũng vậy thôi, việc của bố mẹ là chuẩn bị cho con có cả thể chất và tư tưởng khỏe mạnh, sẵn sàng đối diện với mọi tình huống trong cuộc đời, biết phân định sai - đúng, nên - không nên.

Nói cho cùng, lo con học đòi hở hang, thế nó đâu cần đợi mấy cô Việt Nam hở để bắt chước, nó học mấy cô quốc tế. Sẽ là chuyện không tưởng nếu chúng ta tin có thể giữ con trẻ trong một căn phòng "vô trùng", thành một dạng "em chã", thế mới là tàn bạo.

Có câu chuyện thế này: có phụ huynh phàn nàn "chao ôi sao bọn trẻ bây giờ hư hỏng thế, nói năng tục tĩu lỗ mãng, hành xử dị hợm, trơ trẽn.." mới nghe thì tưởng là lời phàn nàn của một phụ huynh thời nay, nhưng thực ra là của người cả trăm năm trước. Đấy! cách nhìn của thế hệ trước về thế hệ sau luôn như vậy! Kiểu cái bánh ngày xưa luôn ngon hơn bánh bây giờ.

Tôi vẫn cho rằng, với lớp trẻ: nên nhìn bao dung hơn, khách quan hơn, gần gũi hơn với góc nhìn của chúng.

Nên nhìn Thị Màu theo con mắt của con trẻ

Trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật: nhiều nhân vật đã trở thành điển hình, là hình tượng sống. Ví dụ ngày xưa hình tượng Thị Kính đươc tôn thờ, được tôn là Quan Âm, nhưng bây giờ giới trẻ hỏi: một người thụ động, kém cỏi, không dám thể hiện mình như Thị Kính, sao có thể là hình tượng của mình? Phải là người dám "sống thật" mạnh mẽ thể hiện khát khao của mình bằng hành động, như Thị Màu, mới là giới trẻ hiện nay. Ông nghĩ sao?

- Tôi chả có thuộc  "giới trẻ" mà tôi cũng đã nghĩ vậy. Lúc nào đó tôi sẽ làm lại vở Quan Âm Thị Kính theo quan điểm khác: Thị Kính khổ, oan, truân chuyên vì cô ấy ngu, bảo vệ mình mà không làm nổi. Ở đời nếu đã chấp nhận làm phận con giun con dế, thì đừng oán trách những bàn chân dày xéo lên mình. Thực ra đó là một mẫu người méo mó, cũ kỹ, yếu hèn, hoàn toàn không phải phụ nữ hiện đại.

Nói chung, tôi thích ra đường ngày nào cũng nhìn thấy những Thị Màu, những Hồ Xuân Hương... với tôi họ là những phụ nữ mạnh mẽ, dám yêu, dám sống, dám thể hiện yếu tố cá nhân.

Chúng ta có thể tìm được một nhân vật thứ ba, ngoài Thị Kính và Thị Màu, để dung hòa giữa thế hệ, để bố mẹ đến gần con cái hơn được không?

Tôi cho là không có nhân vật dung hòa, chỉ có sự thay đổi quan điểm. Bố mẹ giờ phải ngồi lại, khách quan nhìn nhận những điểm đúng đắn, đáng yêu của Thị Màu, như cách nhìn của con trẻ, chứ thời áp đặt: tao bảo tròn là tròn, bảo méo là méo, đã qua lâu rồi. Không thay đổi, chính là họ tạo ra bi kịch, chứ không phải con trẻ "hư hỏng".

'Tôi thích ra đường ngày nào cũng nhìn thấy những Thị Màu, những Hồ Xuân Hương... Họ là những phụ nữ mạnh mẽ, dám yêu, dám sống, dám thể hiện yếu tố cá nhân' - NSND Doãn Hoàng Giang nói.

LTS: Những vụ việc lùm xùm về các cuộc thi người đẹp gần đây, rồi hàng loạt hành xử tự do của giới trẻ trên mạng xã hội khiến không ít người cho rằng các giá trị truyền thống đang mất dần đi, và rằng những tác động tiêu cực như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến người trẻ. Phóng viên Tuần Việt Nam trò chuyện cùng Đạo diễn - NSND Doãn Hoàng Giang để tìm lời giải đáp.

Có ông nào dám mặc áo dài ra đường?

Có một thực tế là nhiều vụ việc gắn với cái "đẹp" trong thời gian gần đây lại thường gây lùm xùm.  Chẳng hạn cuộc thi Hoa hậu Dân tộc đang gây ầm ĩ, rồi một cô gái trẻ thả rông vòng một. Còn khi đề cập đến công tác quản lý, tổ chức sự kiện và hoạt động văn hóa - nghệ thuật, những cụm từ  như vi phạm "thuần phong mỹ tục" "truyền thống" "bản sắc" ... cũng rất thường xuyên được nhắc đến. Có vẻ như các khái niệm này đang cần được nhận diện lại?

 

- Có một hình ảnh rất cụ thể: người phụ nữ Việt Nam đầu tiên để răng trắng, bị xã hội rất bất bình gọi là "con đĩ", nhưng giờ đây tất cả phụ nữ Việt Nam mang ơn "con đĩ" ấy. Người đầu tiên mặc áo dài, quần trắng, cũng là "con điếm", vì thời xưa chỉ có các cô đầu, ca nữ ở Khâm Thiên mới mặc. Nhưng bây giờ chúng ta đang tôn vinh áo dài, quần trắng là quốc phục.

 

NSND Doãn Hoàng Giang: "Không gì kìm hãm con người bằng những định kiến lâu đời và hẹp hòi..."

 

Những người đầu tiên phải chịu búa rìu, vượt qua được trở ngại, là người mở đường. Thế nào là "thuần phong mỹ tục", theo tôi nên định nghĩa thế này: là tục lệ đẹp, đáng gìn giữ, được người thực hành và người truyền đạt trân trọng. Có những "mỹ tục" là đẹp ở thời xưa, nhưng giờ người thực hành và truyền đạt không tiếp nhận nữa, thì không còn đẹp.

Ví dụ?

- Ngay chuyện Quốc phục đó, áo dài phụ nữ đẹp vô cùng, xưa cũng vậy và nay vẫn được thừa nhận như vậy. Nguyên Sa từng viết: "Có phải em mang trên áo bay. Hai phần gió thổi, một phần mây. Hay là em gói mây trong áo. Rồi thở cho làn áo trắng bay" Đẹp, nên thơ đến vậy, áo dài (phụ nữ) đúng là "mỹ tục", đáng gìn giữ, đáng làm quốc phục quá.

Nhưng áo dài (nam giới) lại không như vậy. Thử hỏi xem có ông nam giới nào thích mặc áo dài ra đường bây giờ không? Trông không vừa đần vừa ngố thì lôi thôi ngớ ngẩn. Tưởng tượng Doãn Hoàng Giang mặc áo dài mà xem (cười). Vậy là "người thực hành không tiếp nhận", thì không phải là "mỹ tục" nữa.

Sao phải mất thời gian cho chuyện... váy?

Những khái niệm nói ở trên hầu hết được sử dụng, áp đặt cho "phẩm hạnh" của phụ nữ. Từ một góc nhìn, những cô gái trẻ đang gây ồn ào gần đây như Thủy Top, Lê Thị Huyền Anh... đều có một điểm chung ở sự "nổi loạn", thích phô trương thân thể, lối sống thoáng đạt... có thể nói các cô đang bứt phá ra khỏi những "phẩm chất" vốn được gắn liền cho phụ nữ Việt Nam từ trước đến nay. Theo ông, cần nhìn nhận hiện tượng này như thế nào?

- Tôi ủng hộ các cô gái ăn mặc đẹp và phô trương được cái đẹp. Chả có lý do gì chúng ta cấm những cô gái mặc quần sooc ngắn. Nhiều cô có cặp chân dài quá đẹp, đấy là món quà vô giá, sao phải che giấu?

Vẻ đẹp thân thể phụ nữ là tuyệt phẩm của tạo hóa. Chả phải vô lý mà từ thời xưa những họa sĩ tên tuổi đã vẽ phụ nữ khỏa thân. Họa sĩ Bùi Xuân Phái của ta cũng say mê vẽ phụ nữ khỏa thân, vì họ quá đẹp! Tại sao những nghệ sĩ xiếc phải mặc những trang phục hở hang, vì nghệ thuật là sự phô trương cái đẹp, cái tài cho người xem thưởng lãm. Bản chất là vậy, sao cứ phải dùng những ngôn từ to lớn để phủ nhận?

Tôi cho rằng, so với nhiều ông áo trắng cổ cồn bây giờ, các cụ ngày xưa thẳng thắn và cởi mở hơn nhiều. Có một câu chuyện thế này: có mấy cậu con trai ngồi đánh cờ, một cô con gái đến tham gia và hớ hênh lộ phần cơ thể nhạy cảm. Câu chuyện sau đó được đám con trai kháo nhau, ầm ĩ đến nỗi ông thầy đồ bắt mấy cậu tả lại cho ông nghe.

Bọn học trò tả: "Không ngờ cô ta. Ngồi lê ngồi la. Mải mê việc nước (cờ). Hớ hênh của nhà". Ông thầy nghe xong phán: "Tiên sinh nghe rồi. Bèn mỉm miệng cười. Bèn vỗ đôi đùi. Bèn buông cây roi. Ngậm ngùi cảm thán: "Ôi trời đất ơi. Sao mà lúc đó. Lại không có tôi?"

 

Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến cũng có bài thơ cực hay về sự "hớ hênh" của phụ nữ: "Ở đầu làng Ngang có chỗ lội. Cạnh miếu ông Cuội cao vòi vọi. Đàn bà đến đó vén quần lên. Chỗ thì đến háng chỗ đến gối. Ông Cuội trên cao mỉm miệng cười. Cái gì trăng trắng như con vôi? Đàn bà khép nép đứng lên thưa: "Con trót hớ hênh ông xá tội" "Không không con có tội chi con. Chỉ tội làm ông cứng con b..."

 

"Cái bánh ngày xưa luôn ngon hơn cái bánh bây giờ"...

 

Từ thời "phong kiến lạc hậu" các cụ đã thoải mái rộng rãi đến thế. Mà thời chúng ta nào Bộ Văn hóa, nào Quốc hội bàn ra bàn vào mấy chuyện váy áo ăn mặc của các cô, tôi cho là vô cùng hẹp hòi và vớ vẩn, mất thời gian vì những việc chả quan trọng gì.

Truyền thống là tốt, nhưng cái gì cũng có tính hai mặt. Truyền thống có thể là đôi cánh để anh bay lên, cũng có thể là hai hòn đá buộc vào đôi cánh ấy. Không có gì kìm hãm con người bằng những định kiến lâu đời và hẹp hòi, đôi khi được khoác chiếc áo truyền thống.

Nhưng thực ra những lo lắng của các nhà quản lý văn hóa, nhà giáo dục, và các phụ huynh rằng những hình ảnh hở hang quá đà của nghệ sĩ, những cô cậu thanh niên mới lớn đang được cổ súy, sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ sống của con cái họ, không phải không có lý?

 

- Chúng ta phải có cái nhìn hết sức rõ ràng, thực tế. Trong thời đại toàn cầu hóa, mạng Internet và các hình thức thông tin nở rộ, chúng ta cũng chủ động mở cửa để làm ăn với bên ngoài. Mà khi đã mở cửa, nghĩa là tất cả các loại gió sẽ ùa vào, không có chuyện "gió lành" ta đón, còn "gió độc" ta che được đâu. Không tưởng.

Việc chúng ta cần làm không phải là cấm cái này, ngăn cái nọ, mà là cần phải chuẩn bị một cơ thể khỏe mạnh, một tâm trí minh mẫn để sẵn sàng đón nhận và thanh lọc mọi loại gió. Chỉ cơ thể yếu đuối hom hem mới hơi tí là sợ. Con cái cũng vậy thôi, việc của bố mẹ là chuẩn bị cho con có cả thể chất và tư tưởng khỏe mạnh, sẵn sàng đối diện với mọi tình huống trong cuộc đời, biết phân định sai - đúng, nên - không nên.

Nói cho cùng, lo con học đòi hở hang, thế nó đâu cần đợi mấy cô Việt Nam hở để bắt chước, nó học mấy cô quốc tế. Sẽ là chuyện không tưởng nếu chúng ta tin có thể giữ con trẻ trong một căn phòng "vô trùng", thành một dạng "em chã", thế mới là tàn bạo.

Có câu chuyện thế này: có phụ huynh phàn nàn "chao ôi sao bọn trẻ bây giờ hư hỏng thế, nói năng tục tĩu lỗ mãng, hành xử dị hợm, trơ trẽn.." mới nghe thì tưởng là lời phàn nàn của một phụ huynh thời nay, nhưng thực ra là của người cả trăm năm trước. Đấy! cách nhìn của thế hệ trước về thế hệ sau luôn như vậy! Kiểu cái bánh ngày xưa luôn ngon hơn bánh bây giờ.

Tôi vẫn cho rằng, với lớp trẻ: nên nhìn bao dung hơn, khách quan hơn, gần gũi hơn với góc nhìn của chúng.

Nên nhìn Thị Màu theo con mắt của con trẻ

Trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật: nhiều nhân vật đã trở thành điển hình, là hình tượng sống. Ví dụ ngày xưa hình tượng Thị Kính đươc tôn thờ, được tôn là Quan Âm, nhưng bây giờ giới trẻ hỏi: một người thụ động, kém cỏi, không dám thể hiện mình như Thị Kính, sao có thể là hình tượng của mình? Phải là người dám "sống thật" mạnh mẽ thể hiện khát khao của mình bằng hành động, như Thị Màu, mới là giới trẻ hiện nay. Ông nghĩ sao?

- Tôi chả có thuộc  "giới trẻ" mà tôi cũng đã nghĩ vậy. Lúc nào đó tôi sẽ làm lại vở Quan Âm Thị Kính theo quan điểm khác: Thị Kính khổ, oan, truân chuyên vì cô ấy ngu, bảo vệ mình mà không làm nổi. Ở đời nếu đã chấp nhận làm phận con giun con dế, thì đừng oán trách những bàn chân dày xéo lên mình. Thực ra đó là một mẫu người méo mó, cũ kỹ, yếu hèn, hoàn toàn không phải phụ nữ hiện đại.

Nói chung, tôi thích ra đường ngày nào cũng nhìn thấy những Thị Màu, những Hồ Xuân Hương... với tôi họ là những phụ nữ mạnh mẽ, dám yêu, dám sống, dám thể hiện yếu tố cá nhân.

Chúng ta có thể tìm được một nhân vật thứ ba, ngoài Thị Kính và Thị Màu, để dung hòa giữa thế hệ, để bố mẹ đến gần con cái hơn được không?

Tôi cho là không có nhân vật dung hòa, chỉ có sự thay đổi quan điểm. Bố mẹ giờ phải ngồi lại, khách quan nhìn nhận những điểm đúng đắn, đáng yêu của Thị Màu, như cách nhìn của con trẻ, chứ thời áp đặt: tao bảo tròn là tròn, bảo méo là méo, đã qua lâu rồi. Không thay đổi, chính là họ tạo ra bi kịch, chứ không phải con trẻ "hư hỏng".

'Tôi thích ra đường ngày nào cũng nhìn thấy những Thị Màu, những Hồ Xuân Hương... Họ là những phụ nữ mạnh mẽ, dám yêu, dám sống, dám thể hiện yếu tố cá nhân' - NSND Doãn Hoàng Giang nói.

LTS: Những vụ việc lùm xùm về các cuộc thi người đẹp gần đây, rồi hàng loạt hành xử tự do của giới trẻ trên mạng xã hội khiến không ít người cho rằng các giá trị truyền thống đang mất dần đi, và rằng những tác động tiêu cực như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến người trẻ. Phóng viên Tuần Việt Nam trò chuyện cùng Đạo diễn - NSND Doãn Hoàng Giang để tìm lời giải đáp.

Có ông nào dám mặc áo dài ra đường?

Có một thực tế là nhiều vụ việc gắn với cái "đẹp" trong thời gian gần đây lại thường gây lùm xùm.  Chẳng hạn cuộc thi Hoa hậu Dân tộc đang gây ầm ĩ, rồi một cô gái trẻ thả rông vòng một. Còn khi đề cập đến công tác quản lý, tổ chức sự kiện và hoạt động văn hóa - nghệ thuật, những cụm từ  như vi phạm "thuần phong mỹ tục" "truyền thống" "bản sắc" ... cũng rất thường xuyên được nhắc đến. Có vẻ như các khái niệm này đang cần được nhận diện lại?

 

- Có một hình ảnh rất cụ thể: người phụ nữ Việt Nam đầu tiên để răng trắng, bị xã hội rất bất bình gọi là "con đĩ", nhưng giờ đây tất cả phụ nữ Việt Nam mang ơn "con đĩ" ấy. Người đầu tiên mặc áo dài, quần trắng, cũng là "con điếm", vì thời xưa chỉ có các cô đầu, ca nữ ở Khâm Thiên mới mặc. Nhưng bây giờ chúng ta đang tôn vinh áo dài, quần trắng là quốc phục.

 

NSND Doãn Hoàng Giang: "Không gì kìm hãm con người bằng những định kiến lâu đời và hẹp hòi..."

 

Những người đầu tiên phải chịu búa rìu, vượt qua được trở ngại, là người mở đường. Thế nào là "thuần phong mỹ tục", theo tôi nên định nghĩa thế này: là tục lệ đẹp, đáng gìn giữ, được người thực hành và người truyền đạt trân trọng. Có những "mỹ tục" là đẹp ở thời xưa, nhưng giờ người thực hành và truyền đạt không tiếp nhận nữa, thì không còn đẹp.

Ví dụ?

- Ngay chuyện Quốc phục đó, áo dài phụ nữ đẹp vô cùng, xưa cũng vậy và nay vẫn được thừa nhận như vậy. Nguyên Sa từng viết: "Có phải em mang trên áo bay. Hai phần gió thổi, một phần mây. Hay là em gói mây trong áo. Rồi thở cho làn áo trắng bay" Đẹp, nên thơ đến vậy, áo dài (phụ nữ) đúng là "mỹ tục", đáng gìn giữ, đáng làm quốc phục quá.

Nhưng áo dài (nam giới) lại không như vậy. Thử hỏi xem có ông nam giới nào thích mặc áo dài ra đường bây giờ không? Trông không vừa đần vừa ngố thì lôi thôi ngớ ngẩn. Tưởng tượng Doãn Hoàng Giang mặc áo dài mà xem (cười). Vậy là "người thực hành không tiếp nhận", thì không phải là "mỹ tục" nữa.

Sao phải mất thời gian cho chuyện... váy?

Những khái niệm nói ở trên hầu hết được sử dụng, áp đặt cho "phẩm hạnh" của phụ nữ. Từ một góc nhìn, những cô gái trẻ đang gây ồn ào gần đây như Thủy Top, Lê Thị Huyền Anh... đều có một điểm chung ở sự "nổi loạn", thích phô trương thân thể, lối sống thoáng đạt... có thể nói các cô đang bứt phá ra khỏi những "phẩm chất" vốn được gắn liền cho phụ nữ Việt Nam từ trước đến nay. Theo ông, cần nhìn nhận hiện tượng này như thế nào?

- Tôi ủng hộ các cô gái ăn mặc đẹp và phô trương được cái đẹp. Chả có lý do gì chúng ta cấm những cô gái mặc quần sooc ngắn. Nhiều cô có cặp chân dài quá đẹp, đấy là món quà vô giá, sao phải che giấu?

Vẻ đẹp thân thể phụ nữ là tuyệt phẩm của tạo hóa. Chả phải vô lý mà từ thời xưa những họa sĩ tên tuổi đã vẽ phụ nữ khỏa thân. Họa sĩ Bùi Xuân Phái của ta cũng say mê vẽ phụ nữ khỏa thân, vì họ quá đẹp! Tại sao những nghệ sĩ xiếc phải mặc những trang phục hở hang, vì nghệ thuật là sự phô trương cái đẹp, cái tài cho người xem thưởng lãm. Bản chất là vậy, sao cứ phải dùng những ngôn từ to lớn để phủ nhận?

Tôi cho rằng, so với nhiều ông áo trắng cổ cồn bây giờ, các cụ ngày xưa thẳng thắn và cởi mở hơn nhiều. Có một câu chuyện thế này: có mấy cậu con trai ngồi đánh cờ, một cô con gái đến tham gia và hớ hênh lộ phần cơ thể nhạy cảm. Câu chuyện sau đó được đám con trai kháo nhau, ầm ĩ đến nỗi ông thầy đồ bắt mấy cậu tả lại cho ông nghe.

Bọn học trò tả: "Không ngờ cô ta. Ngồi lê ngồi la. Mải mê việc nước (cờ). Hớ hênh của nhà". Ông thầy nghe xong phán: "Tiên sinh nghe rồi. Bèn mỉm miệng cười. Bèn vỗ đôi đùi. Bèn buông cây roi. Ngậm ngùi cảm thán: "Ôi trời đất ơi. Sao mà lúc đó. Lại không có tôi?"

 

Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến cũng có bài thơ cực hay về sự "hớ hênh" của phụ nữ: "Ở đầu làng Ngang có chỗ lội. Cạnh miếu ông Cuội cao vòi vọi. Đàn bà đến đó vén quần lên. Chỗ thì đến háng chỗ đến gối. Ông Cuội trên cao mỉm miệng cười. Cái gì trăng trắng như con vôi? Đàn bà khép nép đứng lên thưa: "Con trót hớ hênh ông xá tội" "Không không con có tội chi con. Chỉ tội làm ông cứng con b..."

{keywords}
 

 

"Cái bánh ngày xưa luôn ngon hơn cái bánh bây giờ"...

 

Từ thời "phong kiến lạc hậu" các cụ đã thoải mái rộng rãi đến thế. Mà thời chúng ta nào Bộ Văn hóa, nào Quốc hội bàn ra bàn vào mấy chuyện váy áo ăn mặc của các cô, tôi cho là vô cùng hẹp hòi và vớ vẩn, mất thời gian vì những việc chả quan trọng gì.

Truyền thống là tốt, nhưng cái gì cũng có tính hai mặt. Truyền thống có thể là đôi cánh để anh bay lên, cũng có thể là hai hòn đá buộc vào đôi cánh ấy. Không có gì kìm hãm con người bằng những định kiến lâu đời và hẹp hòi, đôi khi được khoác chiếc áo truyền thống.

Nhưng thực ra những lo lắng của các nhà quản lý văn hóa, nhà giáo dục, và các phụ huynh rằng những hình ảnh hở hang quá đà của nghệ sĩ, những cô cậu thanh niên mới lớn đang được cổ súy, sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ sống của con cái họ, không phải không có lý?

 

- Chúng ta phải có cái nhìn hết sức rõ ràng, thực tế. Trong thời đại toàn cầu hóa, mạng Internet và các hình thức thông tin nở rộ, chúng ta cũng chủ động mở cửa để làm ăn với bên ngoài. Mà khi đã mở cửa, nghĩa là tất cả các loại gió sẽ ùa vào, không có chuyện "gió lành" ta đón, còn "gió độc" ta che được đâu. Không tưởng.

Việc chúng ta cần làm không phải là cấm cái này, ngăn cái nọ, mà là cần phải chuẩn bị một cơ thể khỏe mạnh, một tâm trí minh mẫn để sẵn sàng đón nhận và thanh lọc mọi loại gió. Chỉ cơ thể yếu đuối hom hem mới hơi tí là sợ. Con cái cũng vậy thôi, việc của bố mẹ là chuẩn bị cho con có cả thể chất và tư tưởng khỏe mạnh, sẵn sàng đối diện với mọi tình huống trong cuộc đời, biết phân định sai - đúng, nên - không nên.

Nói cho cùng, lo con học đòi hở hang, thế nó đâu cần đợi mấy cô Việt Nam hở để bắt chước, nó học mấy cô quốc tế. Sẽ là chuyện không tưởng nếu chúng ta tin có thể giữ con trẻ trong một căn phòng "vô trùng", thành một dạng "em chã", thế mới là tàn bạo.

Có câu chuyện thế này: có phụ huynh phàn nàn "chao ôi sao bọn trẻ bây giờ hư hỏng thế, nói năng tục tĩu lỗ mãng, hành xử dị hợm, trơ trẽn.." mới nghe thì tưởng là lời phàn nàn của một phụ huynh thời nay, nhưng thực ra là của người cả trăm năm trước. Đấy! cách nhìn của thế hệ trước về thế hệ sau luôn như vậy! Kiểu cái bánh ngày xưa luôn ngon hơn bánh bây giờ.

Tôi vẫn cho rằng, với lớp trẻ: nên nhìn bao dung hơn, khách quan hơn, gần gũi hơn với góc nhìn của chúng.

Nên nhìn Thị Màu theo con mắt của con trẻ

Trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật: nhiều nhân vật đã trở thành điển hình, là hình tượng sống. Ví dụ ngày xưa hình tượng Thị Kính đươc tôn thờ, được tôn là Quan Âm, nhưng bây giờ giới trẻ hỏi: một người thụ động, kém cỏi, không dám thể hiện mình như Thị Kính, sao có thể là hình tượng của mình? Phải là người dám "sống thật" mạnh mẽ thể hiện khát khao của mình bằng hành động, như Thị Màu, mới là giới trẻ hiện nay. Ông nghĩ sao?

- Tôi chả có thuộc  "giới trẻ" mà tôi cũng đã nghĩ vậy. Lúc nào đó tôi sẽ làm lại vở Quan Âm Thị Kính theo quan điểm khác: Thị Kính khổ, oan, truân chuyên vì cô ấy ngu, bảo vệ mình mà không làm nổi. Ở đời nếu đã chấp nhận làm phận con giun con dế, thì đừng oán trách những bàn chân dày xéo lên mình. Thực ra đó là một mẫu người méo mó, cũ kỹ, yếu hèn, hoàn toàn không phải phụ nữ hiện đại.

Nói chung, tôi thích ra đường ngày nào cũng nhìn thấy những Thị Màu, những Hồ Xuân Hương... với tôi họ là những phụ nữ mạnh mẽ, dám yêu, dám sống, dám thể hiện yếu tố cá nhân.

Chúng ta có thể tìm được một nhân vật thứ ba, ngoài Thị Kính và Thị Màu, để dung hòa giữa thế hệ, để bố mẹ đến gần con cái hơn được không?

Tôi cho là không có nhân vật dung hòa, chỉ có sự thay đổi quan điểm. Bố mẹ giờ phải ngồi lại, khách quan nhìn nhận những điểm đúng đắn, đáng yêu của Thị Màu, như cách nhìn của con trẻ, chứ thời áp đặt: tao bảo tròn là tròn, bảo méo là méo, đã qua lâu rồi. Không thay đổi, chính là họ tạo ra bi kịch, chứ không phải con trẻ "hư hỏng".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại