Uống để vui hay uống rồi chết: Cảnh báo đáng sợ từ 3 giáo sư hàng đầu, sửa ngay kẻo muộn!

Trần Quỳnh |

Ba giáo sư hàng đầu tại các bệnh viện lớn ở Trung Quốc chỉ ra cho chúng ta tác hại kinh hoàng của bia rượu, và nếu buộc phải uống thì hãy biết cách mà uống cho an toàn!

"Án mạng" từ một chén rượu, giáo sư cả đời không quên

Là chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Bệnh về Gan thành phố Thượng Hải, từng có hàng chục năm thâm niên trong nghề, nhưng giáo sư Cù Dao vẫn không thể quên được trường hợp của một bệnh nhân gan tử vong vì đúng 1 chén rượu.

Mỗi khi nhắc lại câu chuyện này, vị giáo sư ấy vẫn không khỏi suy tư. 

"Trước đây, có một bệnh nhân trung niên mắc viêm gan cấp tính từng điều trị ở chỗ chúng tôi. Khi công năng gan khôi phục trở lại, tôi mới yên tâm để người này xuất viện.

Lúc ấy đang vào dịp lễ tết, nhưng bệnh nhân này vẫn nhớ kỹ lời dặn của bác sĩ, một giọt rượu cũng không uống. Chỉ có duy nhất một lần ăn cơm, có người bạn thân mời nếm thử rượu ngon.

Ông ấy không tài nào cưỡng nổi hương thơm của rượu, thầm nghĩ rằng uống một chén chắc cũng không sao, liền nâng ly. Nào ngờ ngay hôm sau, bệnh nhân này xuất hiện triệu chứng đi tiểu khó khăn, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn…

Chính chén rượu ấy đã khiến bệnh gan của ông bị tái phát, thậm chí còn nhanh chóng biến chứng thành dạng trầm trọng. Sau đó, chúng tôi dù tận lực cứu chữa, nhưng bệnh nhân ấy đã qua đời vì biến chứng của căn bệnh…".

Uống để vui hay uống rồi chết: Cảnh báo đáng sợ từ 3 giáo sư hàng đầu, sửa ngay kẻo muộn! - Ảnh 1.

Qua câu chuyện trên, giáo sư Cù Dao chỉ rõ:

"Uống rượu quá nhiều, cơ quan bị tổn thương nặng nhất là gan. Người ta thường nói là "say rượu", nhưng thực chất đây là tình trạng ngộ độc rượu. 90% lượng cồn vào cơ thể được chuyển hóa tại gan. Lượng cồn quá nhiều sẽ khiến quá trình chuyển hóa của tế bào gan bị rối loạn. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương gan".

Con số giật mình từ nghiên cứu của vị Phó Viện trưởng

Phó Viện trưởng Lệ Hữu Danh, Bệnh viện I trực thuộc Viện Y khoa Đại học Chiết Giang, từng là người hướng dẫn một tổ nghiên cứu khoa học điều tra về tình trạng người mắc bệnh liên quan đến rượu.

Tổ nghiên cứu của giáo sư Lệ Hữu Danh đã khảo sát 20.000 trường hợp tại khắp các vùng đô thị và nông thôn tại Chiết Giang. Kết quả cho thấy, số người mắc bệnh gan có nguyên nhân từ rượu là 4,35% và dự đoán trong vòng 5 năm tiếp theo, lượng người uống hơn 40gr rượu/ngày tại tỉnh thành này sẽ tăng lên mức 48%.

Tác hại của rượu cùng những lời cảnh tỉnh về việc hạn chế uống rượu vẫn được các phương tiện truyền thông đăng tải ngày ngày.

Nhưng dường như, quan niệm "không rượu không vui" đã ăn sâu vào tâm thức nhiều người tới nỗi họ sẵn sàng nâng chén mà quên rằng một ly rượu có thể mang tới "hàng tá" những tác hại.

Uống để vui hay uống rồi chết: Cảnh báo đáng sợ từ 3 giáo sư hàng đầu, sửa ngay kẻo muộn! - Ảnh 2.

Theo số liệu thống kê được cung cấp bởi Sở nghiên cứu Vệ sinh thuộc Đại học Bắc Kinh, tại Trung Quốc, số người tiêu thụ rượu tại nước này vẫn không ngừng tăng mạnh qua từng năm.

Tỷ lệ người uống rượu có 84,1% là nam và 29,3% là nữ. Trong số này, có tới 16,1% nam giới và 2,5% nữ giới có thói quen uống rượu hằng ngày.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, số người tử vong hằng năm vì những căn bệnh liên quan đến rượu bằng tổng số người chết bởi sốt rét và sởi cộng lại. Con số này thậm chí còn cao hơn lượng người tử vong vì hút thuốc!

Chỉ tính riêng tại Trung Quốc, mỗi năm có đến 114.100 trường hợp chết vì ngộ độc rượu, chiếm 1.3% số người tử vong tại nước này.

Rối loạn hành vi: Chỉ 5 phút sau khi uống, cồn trong rượu sẽ tiến nhập vào máu và lưu thông ra khắp cơ thể. Uống quá nhiều rượu trong một thời gian ngắn sẽ khiến não phấn khích, dẫn tới rối loạn lời nói, hành vi, trường hợp nặng còn có thể hôn mê, nghiêm trọng hơn là rơi vào hôn mê sâu, hô hấp ngưng trệ, tim ngừng đập và tử vong.

Tổn thương dạ dày: Thường xuyên uống rượu sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng. Lớp niêm mạc này sẽ bị tắc mạch máu, sưng, loét, dẫn tới các bệnh lý như viêm thực quản, viêm dạ dày, thậm chí ung thư.

Khiến gan "chết mòn" từng ngày: Gan là cơ quan chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc phân giải cồn, cũng là nơi chịu tổn thương nặng nhất khi bạn uống rượu. Nghiên cứu cho thấy, 75% số người uống trung bình 160gr rượu/ngày phải chịu nhiều tổn thương nghiêm trọng về gan chỉ trong vòng 15 năm.

Ảnh hưởng đến chức năng sinh sản: Rượu gây nhiều bất lợi cho tinh trùng và trứng. Phụ nữ mang thai uống rượu quá độ cũng làm tăng nguy cơ dị dạng đối với thai nhi.

Nguy cơ mắc bệnh tâm thần: Khi nồng độ cồn trong máu ở mức 0,1%, bạn sẽ dễ bị xúc động. Nếu con số này ở mức 0,2-0,3% sẽ dẫn tới rối loạn hành vi. Nghiện rượu trong thời gian dài còn làm tăng nguy cơ rối loạn tâm thần.

Những tác hại khác: Rượu còn là nguyên nhân gây nhiều căn bệnh như viêm túi mật cấp tính, viêm tụy cấp, làm tăng lượng cholesterol trong máu, tăng nguy cơ đột quỵ…

Uống để vui hay uống rồi chết: Cảnh báo đáng sợ từ 3 giáo sư hàng đầu, sửa ngay kẻo muộn! - Ảnh 4.

Uống bia "tưởng không hại" mà lại "hại không tưởng"!

Trong những ngày hè nóng nức, bia đã trở thành thức uống giải khát đặc biệt được ưa chuộng. Nhiều người cho rằng, bia chẳng những không "độc" như rượu, lại có hương vị thơm ngon, dễ uống, bổ dưỡng. Cuốn "Trung Quốc bảo kiện" có viết: Đặc điểm nổi bật của bia là có hàm lượng cồn thấp, lại chứa hàm lượng dồi dào vitamin cùng các chất dinh dưỡng khác.

Trên thực tế, uống bia mang lại những lợi ích không thể phủ nhận. Nhưng đây hoàn toàn không phải là đồ uống mà người ta có thể tùy tiện uống hàng cốc, hàng chai, thậm chí hàng lít bia như ngoài hàng quán.

Đến từ bệnh viện Hoa Quân Bắc Kinh, chuyên gia Trung y hàng đầu Trung Quốc, giáo sư Liêu Tá Cần khẳng định, việc uống quá nhiều bia hoàn toàn có thể gây thương tổn nghiêm trọng tới lục phủ, ngũ tạng và thể trạng. 

Cụ thể, giáo sư Cần đã chỉ ra 6 tác hại như sau:

1. Nguy cơ phát sinh dị ứng

Một số người sau khi uống bia thường có biểu hiện cổ họng sưng phù, khó thở, môi tê nhói… Điều này chứng tỏ họ thuộc số ít những người mắc chứng dị ứng bia.

Những năm gần đây, số trường hợp mắc chứng bệnh dị ứng này đang có xu hướng ngày một gia tăng. Giáo sư Cần cảnh báo, bia cũng là một trong những tác nhân gây kích ứng, người mẫn cảm nên hạn chế uống.

2. Gây xơ gan

Tuy sở hữu hàm lượng dinh dưỡng phong phú, nhưng việc thường xuyên uống nhiều bia trong thời gian dài lại tạo điều kiện khiến mỡ tích tụ trong cơ thể, hình thành mỡ gan.

Trong khi đó, gan là cơ quan chủ yếu chịu trách nhiệm phân giải gan. Phải hấp thu lượng cồn quá nhiều trong một thời gian ngắn sẽ khiến gan quá tải, lâu dài dẫn tới xơ gan, thậm chí ung thư gan.

Uống để vui hay uống rồi chết: Cảnh báo đáng sợ từ 3 giáo sư hàng đầu, sửa ngay kẻo muộn! - Ảnh 5.

3. Viêm dạ dày

Uống quá nhiều bia sẽ làm niêm mạc dạ dày bị tổn thương, tạo thành các bệnh lý như viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, đau tức thượng vị, trào ngược acid… ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

4. Nhiễm độc chì

Nếu hấp thụ quá nhiều bia cùng một lúc, lượng chì tiến nhập máu sẽ tăng cao, gây nguy cơ nhiễm độc trì, làm trí lực suy giảm.

Trường hợp nghiêm trọng người bệnh sẽ bị tổn thương chức năng sinh sản, người cao tuổi có nguy cơ cao mắc chứng bệnh Alzheimer.

6. Ung thư

Giáo sư Cần chia sẻ, kết quả nghiên cứu mới đây của các chuyên gia Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng, người uống bia có nguy cơ mắc ung thư miệng và ung thư thực quản cao gấp ba lần so với những người uống rượu.

Nếu buộc phải uống rượu, dưới đây là những nguyên tắc giúp rượu ít gây hại cho cơ thể nhất

Uống để vui hay uống rồi chết: Cảnh báo đáng sợ từ 3 giáo sư hàng đầu, sửa ngay kẻo muộn! - Ảnh 6.

Thứ nhất, lựa chọn rượu có nồng độ cồn thấp: Với hai lượng rượu như nhau, loại rượu có nồng độ cồn thấp sẽ gây ít thương tổn cho gan hơn rượu có nồng độ cồn cao.

Thứ hai, ăn "lót dạ" trước khi uống: Bạn nên lựa chọn những món ăn giàu tinh bột, giàu protein để ăn trước khi uống rượu, hạn chế ăn những món chế biến sẵn như thịt xông khói, cá muối…

Thứ ba, lựa chọn rượu ấm: Methanol, aldehyt, este và nhiều hợp chất hữu cơ gây hại khác sẽ dễ bay hơi nếu gặp phải nhiệt độ cao, khiến cho nồng độ cồn trong rượu giảm bớt, từ đó giảm tác hại của rượu.

Thứ tư, uống nhiều nước: Trước khi uống rượu, nhiều người thường "đề phòng" bằng cách uống sẵn thuốc giải rượu. Nhưng loại thuốc này chỉ có tác dụng giảm bớt các triệu chứng say rượu chứ không làm giảm tác hại của loại đồ uống này đối với gan. Thay vào đó, bạn nên uống nhiều nước trước khi uống rượu để khiến lượng cồn nhanh chóng được bài tiết qua đường nước tiểu, làm giảm bớt gánh nặng cho gan.

Thứ năm, uống chậm rãi: Uống rượu nên uống chậm rãi, từ từ, uống từng lượng nhỏ. Kiểu "nhấm nháp" này giúp bạn vừa đỡ say, vừa làm cho cơ thể có thời gian phân giải cồn, từ đó làm hạn chế tại hại của rượu.

Thứ sáu, tráng miệng với dưa hấu: Loại hoa quả nhiều nước này có tác dụng lợi tiểu, khiến cho cồn tiến nhập cơ thể nhanh chóng được thải qua đường nước tiểu, làm giảm bớt gánh nặng đối với gan.

Thứ bảy, giải rượu với nước mật ong: Nếu cơ thể có biểu hiện say rượu, bạn nên uống nước mật ong để thanh tỉnh. Nước trái cây, nước nho tươi, nước ép cần tây cũng mang lại những công dụng tương tự.

Thứ tám, từ chối khi có thể: Bảy nguyên tắc trên chỉ có tác dụng làm giảm đi một phần tác hại của rượu đối với cơ thể. Vì sức khỏe của bản thân, hãy từ chối uống rượu khi có thể.

Uống bia đúng cách: 3 yếu tố lượng - nhiệt - chất

1. Uống đúng "lượng"

Thể tích một lon bia là khoảng 330ml, thể tích mỗi chai bia cũng không quá 500ml. Nhưng trên thực tế, mỗi người lớn được khuyến cáo chỉ nên uống không quá 200ml bia mỗi ngày, đồng nghĩa với việc không nên uống quá 2/3 lượng bia của một lon bia.

2. Uống đúng "nhiệt"

Nhiệt độ 15 độ C là ngưỡng thích hợp để uống bia. Bởi lúc này, bia đang ở trạng thái tốt nhất, người uống có thể cảm nhận được hương vị thơm ngon đặc trưng từ loại đồ uống này.

Uống để vui hay uống rồi chết: Cảnh báo đáng sợ từ 3 giáo sư hàng đầu, sửa ngay kẻo muộn! - Ảnh 7.

Bia là loại đồ uống phải chuẩn "độ" mới cảm nhận hết được hương vị đặc sắc. (Ảnh minh họa).

3. Uống đúng "chất"

Bia tươi: Đây là loại bia có thể chưa trải qua quá trình tiệt trùng theo phương pháp Pasteur, có chứa những loại men xúc tiến tiêu hóa, giúp tăng cảm giác thèm ăn, thích hợp với người gầy hoặc đối tượng có nhu cầu tăng cần.

Bia thấp cồn: Loại bia này sử dụng một quy trình đặc biệt để các loại men không sản sinh ra đường mà chỉ sinh ra mùi thơm. Sở hữu hàm lượng cồn thấp, hương vị sẵn có của bia thấp cồn rất thơm ngon, dễ chịu, thích hợp cho những người thường xuyên phải đi tiệc xã giao.

Bia tiệt trùng: Là loại bia đã trải qua quá trình tiệt trùng theo phương pháp Pasteur, phần lớn lượng men đã bị nhiệt độ làm bay hơi nên không thể tiếp tục sinh sôi trong dạ dày, không gây cảm giác đói, thích hợp với người thừa cân hoặc muốn duy trì vóc dáng hiện tại.

Bia không cồn: Nếu nồng độ của các loại bia bình thường xấp xỉ 3,5%, thì con số này ở bia không cồn luôn thấp hơn mức 1%. Đây là loại bia thích hợp với phụ nữ, người cao tuổi, người tửu lượng thấp.

* Theo Sina/FamilyDoctor/23jk/ErhaiNews

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại