"Ước gì anh lấy được nàng, để anh mua gạch Bát Tràng về xây"

B.T sưu tầm, SGK Sử 7 |

Đó là những câu ca dao về Bát Tràng - một trong những làng thủ công nổi tiếng bậc nhất Thăng Long thế kỷ 17.

Nông nghiệp

Ở Ðàng Ngoài, khi chưa diễn ra chiến tranh Nam - Bắc Triều, thời Mạc Đăng Doanh được mùa, nhà nhà no đủ. Tiếp sau đấy, những cuộc xung đột kéo dài giữa các tập đoàn phong kiến làm cho sản xuất nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến thủy lợi và tô chức khai hoang.

Ruộng đất công trong làng xã bị cường hào đem cầm bán. Trong xã thôn, bọn sâu mọt bán ngôi thứ, thác cớ chi tiêu việc kiện, đem cầm đợ ruộng công, chi tiêu ba bốn phần thì vào túi riêng sáu bảy phần.

Ruộng đất bỏ hoang. Mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập. Nghiêm trọng nhất là vùng Sơn Nam (Hà Đông, Hà Nam, Nam Ðịnh, Thái Bình, Ninh Bình, Hưng Yên...) và vùng Thanh - Nghệ. Nông dân phải bỏ làng phiêu bạt đi nơi khác.

Ở Ðàng Trong, các chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận - Quảng để củng cố cơ sở cát cứ. Chính quyền tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp.

Riêng Thuận Hoá năm 1711, chúa Nguyễn chiêu tập dân lưu vong, tha tô thuế binh dịch 3 năm, khuyến khích họ trở về quê quán làm ăn. Tính đến năm 1776, số dân đinh tăng lên 126 857 suất, số ruộng đất tăng lên 265 507 mẫu.

Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía nam, đặt phủ Gia Định. Tiếp đó, vùng đất Mĩ Tho, Hà Tiên cũng được sáp nhập vào phủ này. Đến giữa thế kỉ XVIII, vùng đồng bằng sông Cửu Long có thêm nhiều thôn xã mới.

Sự phát triển nông nghiệp Ðàng Trong dẫn đến sự hình thành một tầng lớp địa chủ lớn, chiếm đoạt nhiều ruộng đất. Nhưng đến đầu thế kỉ XVIII, tình trạng nông dân bần cùng do mất ruộng đất chưa nghiêm trọng như ở Đàng Ngoài.

Sự phát triển của các nghề thủ công và buôn bán

Ở thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công (dệt vải lụa, gốm, rèn sắt, đúc đông, dệt chiếu, làm giấy, khắc bản. Nhiều làng thủ công nổi tiếng như gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), làng dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Thừa Thiên Huế), các làng làm đường mía Quảng Nam...

Gốm Bát Tráng rất được ưa chuộng, nên có câu:

"Ước gì anh lấy được nàng

Để anh mua gạch Bát Tràng về xây".

Ước gì anh lấy được nàng, để anh mua gạch Bát Tràng về xây - Ảnh 1.

Một chiếc đỉnh bằng gốm tráng men do thợ làng Bát Tràng chế tạo vào năm 1736, thời Cảnh Hưng. (Nguồn ảnh: vi.wikipedia.org)


Nghề thủ công phát triển thì việc buôn bán cũng được mở rộng. Các huyện vùng đồng bằng và ven biển đều có chợ và phố xá. Thời kì này cũng xuất hiện một số đô thị. Ngoài Thăng Long (Kẻ Chợ) và 36 phố phường. 

 Đàng Ngoài có Phố Hiến (Hưng Yên). Bấy giờ có câu: "Thứ Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến". Ở Đàng Trong có Thanh Hà (Thừa Thiên Huế) Hội An (Quảng Nam). Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh).

Một số người phương Tây đến nước ta lúc bấy giờ mô tả: "Các phố Kẻ Chợ (Thăng Long) đều rộng đẹp, nhiều phố lát gạch. Phố xá buôn bán nhộn nhịp nhất là vào ngày mồng một và ngày rằm âm lịch. Mỗi phố bán một thứ hàng hóa", "nhờ có sông Cái (sông Hồng) chạy qua ven kink thành, thuyền chở hàng hóa qua lại rất đông".

Hội An là thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong. Các hàng hóa từ Quảng Nam, Bình Khang, Diên Khán đều theo đường thủy và đường bộ tập trung ở Hội An.

Ước gì anh lấy được nàng, để anh mua gạch Bát Tràng về xây - Ảnh 3.

Tranh vẽ thương cảng Hội An thế kỷ 17-18 (Nguồn ảnh: cafebiz.vn)

Trong thế kỉ XVII, rất nhiều thương nhân châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á) và châu Âu (Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Phillipin) đến Phố Hiến, Hội An buôn bán tấp nập. Họ mở cửa hàng bán len dạ, đồ pha lê, mua tơ tằm, đường, trầm hương, ngà voi...

Chúa Trịnh, chúa Nguyễn cho họ buôn bán để nhờ họ mua vü khí. Nhưng về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương. Do vậy, ở nửa sau thế kỉ XVIII. Các thành thị suy tàn dần.

Bài viết nhằm giúp cho độc giả nào chưa có điều kiện tìm hiểu lịch sử nước nhà có thêm kiến thức tham khảo, theo tinh thần "Dân ta phải biết Sử ta". Nguồn: SGK Sử lớp 7, tr 109-110-111-112.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại