Tuyên bố đanh thép của Nga về việc trả đũa hạt nhân với mọi tên lửa của kẻ thù và lý do bất ngờ

Vũ Thu Hương |

Không có cách nào để xác định xem một tên lửa đạn đạo đang tấn công Nga là mang đầu đạn hạt nhân hay thông thường và vì vậy Moscow sẽ coi đây như là một cuộc tấn công hạt nhân, Thiếu tướng Andrei Sterlin và Đại tá Alexander Khryapin nhấn mạnh.

Theo WashingtonPost, quân đội Nga tuyên bố sẽ coi bất kỳ tên lửa đạn đạo nào được phóng vào lãnh thổ Nga là một cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân và chắc chắn sẽ bị trả đũa bằng một đòn phản công hạt nhân.

Đó là lời cảnh báo đanh thép được đưa ra trong một bài viết đăng tải trên báo Sao Đỏ (Krasnaya Zvezda), cơ quan ngôn luận chính thức của Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Sáu.

Tuyên bố cứng rắn này được xem là một thông điệp gửi tới Mỹ, quốc gia đã tập trung nguồn lực phát triển vũ khí phi hạt nhân tầm xa trong thời gian gần đây.

Tuyên bố đanh thép của Nga về việc trả đũa hạt nhân với mọi tên lửa của kẻ thù và lý do bất ngờ - Ảnh 1.

Một khi vợt qua "ranh giới đỏ", đối thủ sẽ nhận đòn trả đũa nặng nề của Nga và điều đó là không tránh khỏi. Ảnh: Russiadaily.

Tháng 6/2020, Nga ban hành chính sách răn đe hạt nhân mới, trong đó đề cập cụ thể tới ​​việc sử dụng vũ khí hạt nhân để đối phó với một cuộc tấn công thông thường nhằm vào các cơ sở trọng yếu của quân đội và đất nước.

Trong bài báo đăng tải trên tờ Krasnaya Zvezda, các sĩ quan cấp cao của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nga, Thiếu tướng Andrei Sterlin và Đại tá Alexander Khryapin nhấn mạnh, không có cách nào để xác định xem một tên lửa đạn đạo đang tấn công Nga là mang đầu đạn hạt nhân hay thông thường và vì vậy Moscow sẽ coi đây như là một cuộc tấn công hạt nhân.

"Bất kỳ tên lửa tấn công nào cũng sẽ được coi là mang đầu đạn hạt nhân. Thông tin về vụ phóng tên lửa sẽ được tự động chuyển tới ban lãnh đạo quân sự - chính trị Nga, cơ quan này sẽ xác định quy mô trả đũa bằng các lực lượng hạt nhân tùy thuộc vào diễn biến tình hình", bài báo cho biết.

Lập luận trên cho thấy mối lo ngại lâu nay của Nga về việc phát triển các loại vũ khí phi hạt nhân tầm xa có thể mang lại cho Washington khả năng đánh sập các cơ sở quan trọng của quân đội và chính phủ Nga mà không cần dùng đến vũ khí nguyên tử.

Phù hợp với học thuyết quân sự của Nga, chính sách răn đe hạt nhân mới tái khẳng định Moscow có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả một cuộc tấn công hạt nhân hoặc một hành động gây hấn liên quan đến vũ khí thông thường nhưng "đe dọa tới sự tồn tại của đất nước".

Tài liệu chính sách mô tả chi tiết các tình huống có thể kích hoạt việc sử dụng vũ khí hạt nhân khi các quốc gia khác sử dụng vũ khí hạt nhân hay những vũ khí hủy diệt hàng loạt khác chống lại Nga hoặc đồng minh của Nga.

Tuyên bố đanh thép của Nga về việc trả đũa hạt nhân với mọi tên lửa của kẻ thù và lý do bất ngờ - Ảnh 3.

Ngoài ra, tài liệu lần đầu tiên nêu rõ Nga có thể sử dụng kho vũ khí hạt nhân nếu nước này nhận được thông tin đáng tin cậy về một vụ phóng tên lửa đạn đạo nhằm vào lãnh thổ mình hoặc đồng minh của Nga.

Quan hệ Mỹ-Nga xấu đi nghiêm trọng vì cuộc khủng hoảng Ukraine, việc Mỹ cáo buộc Nga can thiệp bầu cử năm 2016 cùng những bất đồng khác.

Các quan chức Nga coi chương trình phòng thủ tên lửa do Mỹ dẫn đầu và việc Mỹ lên kế hoạch đưa vũ khí lên quỹ đạo là mối đe dọa hàng đầu. Phía Nga lập luận rằng khả năng mới này có thể khiến Mỹ tấn công Nga với hy vọng chống lại một cuộc tấn công trả đũa.

Bài báo của Red Star nhấn mạnh rằng việc Nga công bố chính sách răn đe hạt nhân mới nhằm giải thích rõ ràng những gì Nga xem là sự gây hấn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại