Tuyên bố của giám đốc EPA: CO2 không phải là nguyên nhân chính gây nóng lên toàn cầu

Hoa Hướng Dương |

Giám đốc Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) Scott Pruitt đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều sau tuyên bố trên kênh truyền hình CNBC (Mỹ).

Nóng lên toàn cầu luôn là vấn đề nóng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới và khi nhắc tới nguyên nhân gây nên hiện tượng này, chúng ta đều biết rằng việc thải khí CO2 ra môi trường chính là nguyên nhân chính.

Thế nhưng, trong một phát biểu gần đây trên kênh truyền hình CNBC của giám đốc Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) Scott Pruitt, dường như ông phủ nhận điều này khi cho rằng:

"Tôi nghĩ rất khó mà đo lường được chính xác ảnh hưởng của hoạt động của con người lên khí hậu và có nhiều sự bất nhất xung quanh mức độ ảnh hưởng của khí CO2 và khí thải nhà kính.

Vì vậy mà tôi không đồng ý đó là nguyên nhân căn bản gây nóng lên toàn cầu. Nhưng chúng ta vẫn chưa biết, chúng ta cần tiếp tục tranh luận, cần xem xét và phân tích kỹ hơn".

Tuyên bố của giám đốc EPA: CO2 không phải là nguyên nhân chính gây nóng lên toàn cầu - Ảnh 1.

Giám đốc Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) Scott Pruitt. Ảnh: Internet.

Phát biểu này ngay lập tức tạo nên một làn sóng trái chiều, thậm chí cho rằng ông không thích hợp với vị trí bây giờ.

Tuyên bố của giám đốc EPA: CO2 không phải là nguyên nhân chính gây nóng lên toàn cầu - Ảnh 2.

Hiện tượng nóng lên toàn cầu diễn ra ngày càng gay gắt. Ảnh Internet.

Làn sóng phản đối gay gắt trước quan điểm trên

Trước đây, nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính gồm các nguyên nhân tự nhiên (phát thải khí mêtan từ Bắc cực và các vùng đất ẩm ướt, núi lửa...) và các nguyên nhân nhân tạo (hoạt động của con người làm tăng khí thải CO2 ra khí quyển).

Theo đó, sự phát tán khí CO2 từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch hay các hoạt động của con người chính là nguyên nhân chính dẫn tới sự biến đổi nhiệt độ và khí hậu toàn cầu.

Tuyên bố của giám đốc EPA: CO2 không phải là nguyên nhân chính gây nóng lên toàn cầu - Ảnh 3.

Ý kiến của giám đốc EPA vấp phải làn sóng phản đối gay gắt. Ảnh Internet.

Nhiều nghiên cứu khoa học của Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) và Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia (NOAA) cho thấy:

Tháng 1 vừa qua, nhiệt độ bề mặt trên trái đất đã tăng khoảng 1,1 độ C sơ với cuối thế kỷ 19 cũng như chỉ ra nguyên nhân chính của điều này là việc phát thải khí CO2 ra môi trường.

Giáo sư khoa học khí quyển Kerry Emanuel của Viện Công nghệ Massachusetts, các nhóm hoạt động môi trường sau đó cũng bày tỏ thái độ không tán thành ý kiến của Scott Pruitt.

Nguồn: Inhabitat.com

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại