Doanh nghiệp phá sản, chốt sổ bảo hiểm thế nào?

Chúng tôi làm việc tại Công ty cổ phần, sau đó xin nghỉ việc nhưng vẫn nhờ công ty đóng hộ tiền bảo hiểm hàng tháng.

Sau đó, Công ty làm ăn thua lỗ, Tổng Giám đốc Công ty đã có hành vi lừa đảo bán tài sản đã thế chấp của Ngân hàng và bỏ trốn. Hiện cơ quan chức năng đã có lệnh truy nã trên toàn quốc. Công ty dừng hoạt động, chúng tôi không chốt được sổ BHXH do Công ty nợ tiền BHXH.

Tôi có liên hệ với BHXH Quận, cơ quan quản lý BHXH của Công ty có nguyện vọng được tự chốt sổ BHXH, với mục đích là tôi có thể sau đó tiếp tục đóng BHXH, nhưng cơ quan BHXH Quận từ chối với lý do Công ty nợ BHXH và không có Tổng Giám đốc để ký các văn bản và cũng không thể khởi kiện.

Vậy làm thế nào để cơ quan BHXH có thể chốt sổ cho tôi để đảm bảo quyền lợi tôi có thể tiếp tục đóng tiếp BHXH?

bảo hiểm, tài sản, phá sản, luật

(ảnh minh họa)

Luật sư tư vấn:

Pháp luật BHXH hiện hành quy định mọi giao dịch với cơ quan BHXH đều phải thông qua người sử dụng lao động . Do vậy, khi chủ DN bỏ trốn, NLĐ sẽ gặp nhiều khó khăn. Tổ chức Công đoàn (LĐLĐ quận, huyện) sẽ đứng ra đại diện cho tập thể NLĐ tập trung hồ sơ, liên hệ với cơ quan BHXH để chốt sổ cho họ theo nguyên tắc: DN đóng BHXH đến đâu thì chốt sổ cho NLĐ đến đó. DN đóng BHXH ở đâu (thành phố, hay quận, huyện) thì liên hệ nơi đó để chốt sổ.

Theo Luật Công Đoàn 2012. Điều 10. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.7. Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm.

Nghị Định 43/2013: Điều 9. Quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm

1. Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền, trách nhiệm sau đây:

a) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và công đoàn cấp trên xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm;

b) Tiến hành thương lượng với người sử dụng lao động để giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động bị xâm phạm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và công đoàn cấp trên; thực hiện giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động.

Căn cứ quy định nêu trên, bạn có thể trực tiếp liên hệ với Liên đoàn Lao động cấp tỉnh để được hỗ trợ, hướng dẫn.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Hà Nội

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại