Từ "người mộng mơ" đến cú "sốc nặng" của nhà ngoại giao Triều Tiên

P.Võ |

Với vai trò là đặc phái viên Mỹ về vấn đề Triều Tiên, ông Joseph Yun đang đảm nhận công việc ngoại giao khó khăn nhất nước.

Nhà ngoại giao kỳ cựu này đang bị mắc kẹt giữa một tổng thống Mỹ từng nhấn mạnh không đối thoại và một quốc gia đối đầu không có hứng thú lắng nghe.

Ông Yun có thể là hy vọng ngoại giao lớn nhất của Washington trong nỗ lực giảm nguy cơ xảy ra chiến tranh thảm khốc trên bán đảo Triều Tiên, nhưng công việc của ông đang gặp khó bởi sự chia rẻ trong nội bộ Washington về cách thức xử lý mối đe dọa của Bình Nhưỡng.

Ở phía bên kia, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng không có ý muốn đàm phán, ít nhất là cho đến khi Triều Tiên phát triển được tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có thể vươn đến lục địa Mỹ.

Bất chấp những trở ngại lớn nói trên, ông Yun, một người gốc Hàn Quốc, nói với các đồng nghiệp rằng ông hy vọng những nỗ lực ngoại giao của mình có thể hạ nhiệt trong cuộc đối đầu hạt nhân nguy hiểm giữa Mỹ và Triều Tiên.

Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra hoài nghi sâu sắc về cơ hội thành công của ông Yun. "Ông ta là người thật mộng mơ" - một quan chức Nhà Trắng nói với giọng châm biếm.

"Chúng tôi không nghĩ nỗ lực (của ông Yun) sẽ đạt kết quả nào" - một quan chức Mỹ khác nhận định, dù người này cho rằng nên duy trì tiếp xúc với người Triều Tiên ở những cấp độ nào đó.

Bất chấp những phát biểu công khai bác bỏ thương thảo trực tiếp với Bình Nhưỡng của ông chủ Nhà Trắng, ông Yun vẫn đang âm thầm Yun theo đuổi ngoại giao trực tiếp với giới chức Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc.

Ông cũng được phép thảo luận về những vấn đề khác bên cạnh nỗ lực giải cứu công dân Mỹ đang bị giam giữ ở Triều Tiên. Nhà ngoại giao này còn tìm cách duy trì kênh liên lạc mong manh có thể được sử dụng để ngăn bất kỳ sự tính toán sai lầm nào của một phía leo thang thành xung đột quân sự.

Từ người mộng mơ đến cú sốc nặng của nhà ngoại giao Triều Tiên - Ảnh 1.

Ông Yun làm đặc phái viên Mỹ về vấn đề Triều Tiên được 1 năm. Ảnh: Reuters

Với kinh nghiệm 32 năm trong ngành ngoại giao, người đàn ông ăn nói nhỏ nhẹ này ngồi vào chiếc ghế "nóng" nói trên 1 năm trước, thời điểm nhiệm kỳ tổng thống của ông Barack Obama sắp khép lại.

Kể từ khi Nhà Trắng đổi chủ, công việc của ông Yun thêm khó khăn bởi lập trường cứng rắn của ông Donald Trump và sự chia rẽ về hướng tiếp cận đối với cuộc khủng hoảng. 

Một số quan chức Hàn Quốc cũng lo ngại nỗ lực ngoại giao của ông Yun không nhận được sự ủng hộ thực sự từ Nhà Trắng.

Nhà ngoại giao Triều Tiên "sốc nặng"

Thành tựu dễ thấy nhất của ông Yun cho đến giờ là đã giúp giải cứu sinh viên người Mỹ Otto Warmbier theo sau các cuộc đàm phán bí mật với giới chức Triều Tiên ở TP Oslo - Na Uy.

Theo một nguồn tin ở Washington, bà Choe Son Hui, Vụ trưởng Vụ các vấn đề Mỹ thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên, không hề biết tình trạng nguy kịch của Warmbier khi gặp ông Yun ở Oslo hồi tháng 6 qua.

Tuy nhiên, sau khi bà Choe biết được về tình trạng sinh viên Mỹ này, bà không khỏi "sốc nặng". Ông Yun sau đó được mời đến cuộc họp khẩn với một nhà ngoại giao Triều Tiên ở TP New York - Mỹ, và Warmbier nhanh chóng được trao trả cho phía Mỹ.

Dù vậy, cái chết của Warmbier không lâu sau khi về nước càng làm phức tạp thêm công việc của ông Yun.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại