Trưởng phòng CSGT HN: “Người bị phạt không phục cứ phản ảnh là được giải quyết”

Tiến Dũng |

Đại tá Thắng cho biết: “Việc người tham gia giao thông bị CSGT xử phạt hành chính nếu không tâm phục khẩu phục có thể viết đơn phản ánh đến Cục Cảnh sát giao thông, Phòng CSGT đường sắt – đường bộ Công an TP Hà Nội đều được trả lời cụ thể”.

Nghị định số 46/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - đường sắt có hiệu lực từ 1/8/2016 không chấp hành tín hiệu đèn giao thông, kể cả việc vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt tối đa 2 triệu đồng được áp dụng đã có nhiều tranh cãi.

Nhiều người dân điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông cho rằng, khi đang điều khiển phương tiện mà đèn xanh chuyển sang vàng thì sẽ không dừng kịp nên vượt đèn vàng là điều tất nhiên, chưa kể dừng đột ngột có thể gây nguy hiểm cho những phương tiện ở phía sau.

Chính vì vậy khi bị bắt lỗi vượt đèn vàng, người điều khiển phương tiện sẽ có những tranh cãi với lực lượng CSGT.

Nhiều người tham gia giao thông cho rằng, họ không vượt đèn vàng nhưng CSGT Thủ đô vẫn lập biên bản xử phạt hành chính và rất bức xúc nhưng không biết cách nào phản ánh trực tiếp đến đơn vị quản lý, để họ có câu trả lời thỏa đáng?

PV Infonet có cuộc trao đổi với đại tá Đào Vịnh Thắng – Trưởng phòng CSGT đường sắt – đường bộ Công an TP Hà Nội để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Đại tá Đào Vịnh Thắng cho biết: “Việc người tham gia giao thông, bị CSGT xử phạt hành chính nếu không tâm phục khẩu phục có thể viết đơn phản ánh đến Cục Cảnh sát giao thông, Phòng CSGT đường sắt – đường bộ Công an TP Hà Nội đều được trả lời cụ thể”.

Khi được hỏi về việc, Phòng CSGT đường sắt – đường bộ Công an TP Hà Nội có lập đường dây nóng để người tham gia giao thông gọi đến phản ánh khi họ bị phạt mà không tâm phục khẩu phục hay không, Đại tá Đào Vịnh Thắng thẳng thắn nói: “Phòng CSGT đường sắt – đường bộ Công an TP Hà Nội có đường dây nóng tiếp nhận thông tin từ người tham gia giao thông từ lâu rồi, chứ không phải đến lúc này mới có”.

Quay lại việc người vi phạm giao thông khi vực đèn vàng khi bị CSGT Thủ đô xử phạt hành chính mà họ không tâm phục khẩu phục, đại tá Đào Vịnh Thắng phân tích: “Cái này, luật giao thông đường bộ quy định rất rõ vào năm 2008 rồi.

Căn cứ Điểm c, Khoản 3, Điều 10, Luật giao thông đường bộ quy định tín hiệu vàng người điều khiển phương tiện phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp”.

Ngoài ra, đại tá Đào Vịnh Thắng cũng nhấn mạnh: “Việc xử lý người tham gia giao thông vi phạm bị xử lý theo Nghị định 46, tôi đã trả lời trực tiếp với nhiều cơ quan truyền thông về vụ việc, để người điều khiển phương tiện tham giao thông hiểu và biết rồi”.

Theo đại tá Đào Vịnh Thắng, Phòng CSGT đường sắt – đường bộ vừa tổng kết về hình thức xử phạt hành chính đối với người vi phạm khi tham gia giao thông theo Nghị định 46 thì báo cáo từ các đội lên không có vấn đề gì khuất tất cả.

Việc xử phạt hành chính của lực lượng CSGT Thủ đô rất minh bạch, nên người vi phạm không có phàn nàn hay bức xúc gì.

Trường hợp có bức xúc hay không phục việc CSGT Thủ đô xử lý vi phạm đối với bản thân mình thì người bị xử phạt hành chính có thể phản ánh đến Phòng CSGT đường sắt – đường bộ Công an TP Hà Nội thông qua đơn thư và điện thoại theo đường dây nóng 04.39396 886.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại