Trung Quốc nhiều chiến hạm hơn Mỹ, nhưng tất cả chỉ có vậy!

Anh Minh |

Trung Quốc đã vượt qua Mỹ về số lượng tàu chiến khi mới đây đạt con số 300 tàu, hơn Mỹ 13 tàu. Mặc dù con số này là rất ấn tượng, nhưng nó không nói lên toàn bộ câu chuyện.

Bởi tuy số lượng ít hơn một chút, hạm đội tàu chiến của Mỹ vẫn đồ sộ hơn nếu so tàu với tàu. Trong hải quân Mỹ, số tàu chiến cỡ lớn chiếm tỷ lệ lớn hơn nhiều, chưa kể 11 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân. Số tàu đổ bộ của đôi bên là ngang nhau.

Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) đã có một phân tích về hải quân Trung Quốc trong mối tương quan với hải quân một số nước khác.

Với 300 tàu chiến, hải quân Trung Quốc là lực lượng lớn nhất thế giới, có tàu sân bay, có tuần dương hạm, khu trục hạm, khinh hạm, tàu hộ tống, tàu ngầm và tàu đổ bộ tấn công.

Trung Quốc nhiều chiến hạm hơn Mỹ, nhưng tất cả chỉ có vậy! - Ảnh 1.

Tàu hộ tống lớp Giang Đảo Type 056 Huệ Châu

Hải quân Mỹ tiếp theo sau với 287 tàu, Nga có 83 tàu, Anh 75 tàu và Australia 48 tàu. Theo CSIS, hải quân Trung Quốc có nhiều tàu chiến hơn “Đức, Ấn Độ, Tây Ban Nha và Anh cộng lại”.

Cụ thể, Trung Quốc có 23 khu trục hạm, 59 khinh hạm, 37 hộ tống hạm. Họ có 76 tàu ngầm, bao gồm cả tàu ngầm tên lửa đạn đạo có trang bị đầu đạn hạt nhân, tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân và tàu ngầm diesel-điện.

Trong nhiều trường hợp, số lượng nhiều hơn là một lợi thế. Nhưng đa số chiến hạm của hải quân Trung Quố c là tàu mặt nước, nhiều tàu trong số này không phù hợp với tác chiến tầm xa.

Các hộ tống hạm, ví dụ các tàu lớp Giang Đảo Type 056, nhỏ và trang bị vũ khí hạng nhẹ, chỉ hữu dụng khi sử dụng dọc theo bờ biển Trung Quốc và lân cận, theo CSIS.

Lớp tàu lớn hơn là khinh hạm Giang Khải II Type 054A, lớn hơn một chút, nhưng thiếu năng lực bảo hộ tàu sân bay và thực hiện tấn công tầm xa. Tuy vậy, các tàu lớp Giang Đảo và Giang Khải II đã chiếm 1/3 hạm đội của hải quân Trung Quốc.

Trung Quốc nhiều chiến hạm hơn Mỹ, nhưng tất cả chỉ có vậy! - Ảnh 3.

Khinh hạm hiện đại nhất Trung Quốc Type 054A Giang Khải II.

Có vấn đề trong việc xây dựng cơ cấu tàu chiến của hải quân Trung Quốc? Theo bài trên Popular Mechanics, đó chính là họ thiếu một nền tảng để có thể thể hiện sức mạnh hải quân ở xa đất liền.

Họ chỉ có một tàu sân bay và không có tàu đổ bộ nào có thể mang theo máy bay trực thăng và tiêm kích. Trung Quốc gần như không có tàu tuần dương.

Mới đây nhất, họ đưa vào biên chế tàu khu trục lớp Type 055 cỡ lớn (10.000 tấn), ngang ngửa với một tàu tuần dương Mỹ, nhưng nay cũng chỉ mới có một tàu Nam Xương 101. Trong khi đó, các tàu tuần dương lớp Ticonderoga của Mỹ có vai trò cơ bản là bảo vệ tàu sân bay và các tàu đổ bộ trước một cuộc tấn công tổng lực.

Mặc dù Mỹ kém Trung Quốc 13 tàu, nhưng xét vể tổng lượng choán nước, Mỹ vượt xa Trung Quốc. Các tàu chiến Mỹ to lớn hơn rất nhiều so với các đối thủ đến từ Đông Á,do vậy chúng có lợi thế khi thực hiện nhiệm vụ và tác chiến tầm xa.

Một trong những lý do Mỹ có ưu thế: 11 tàu sân bay hạt nhân, mỗi tàu có lượng choán nước 100.000 tấn khi đầy tải. Xét về lượng choán nước, Mỹ vượt Trung Quốc hơn 1.000.000 tấn.

Trong đội hình tàu Mỹ còn có 10 tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn lớp Wasp và America, mỗi tàu 40.000 tấn. Mỹ có tới 22 tàu tuần dương, số tàu khu trục cũng lớn hơn và mạnh hơn tàu của Trung Quốc.

Hải quân Trung Quốc vừa thử nghiệm một tên lửa đạn đạo mới, được cho là đến giai đoạn nào đó có thể trang bị cho các tàu ngầm, đe dọa lục địa nước Mỹ ngay cả khi chúng đang ở vùng biển gần Trung Quốc, giúp các tàu này an toàn hơn trước hỏa lực của Mỹ.

Hải quân Trung Quốc phát triển chóng mặt, Mỹ ‘giậm chân tại chỗ’? 

Báo cáo mới nhất cho thấy Trung Quốc đang phát triển Hải quân với tốc độ chóng mặt, trong khi Hải quân Mỹ đang bị nghi ngờ về khả năng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại