Xe điên, nhầm chân ga và bí mật từ đôi giày cao gót

Nguyễn Đăng Ninh |

Trong một loạt các vụ xe điên xảy ra gần đây, người lái xe không thể lý giải với cơ quan điều tra tại sao lúc đó họ không đạp phanh. Họ thường loanh quanh đổ lỗi cho phương tiện rồi sau đó thú nhận rằng tôi bị cuống và đạp nhầm chân ga.

Trên thực tế, con người luôn hành xử thiếu khôn ngoan khi rơi vào một trường hợp nguy hiểm mà họ chưa từng trải qua. Họ chưa được chuẩn bị về kỹ năng và tâm lý để  đối phó. Và trong những vụ xe điên, chúng ta luôn được nghe đến cụm từ: "Nhầm chân ga"

Để tránh chiếc xe thân yêu của bạn nổi điên trong tương lai, bạn không bao giờ được phép nhầm chân ga. 

Xe điên, nhầm chân ga và bí mật từ đôi giày cao gót - Ảnh 1.

Trong những vụ xe điên, chúng ta luôn được nghe các tài xế giải thích: "Nhầm chân ga".

Khi muốn giảm tốc độ chân bạn phải nằm trên bàn đạp phanh

Nhiều bạn chuyển từ xe máy lên ô tô và bạn lái ô tô theo phong cách xe máy. Điều này là rất nguy hiểm và cần phải bỏ ngay nếu bạn không muốn gây tai nạn. 

Với xe máy, bạn giảm tốc độ bằng giảm ga nhưng với ô tô thì không có khái niệm giảm ga. Thay vào đó là rời chân ga. 

Ví dụ bạn muốn giảm tốc độ từ 40km/h xuống 20km/h bạn không giảm ga nửa chừng như xe máy mà bạn nhả hoàn toàn chân ga ra. Xe sẽ từ từ hạ tốc độ xuống 20km/h và lúc này bạn lại đạp ga để duy trì tốc độ.

Do vậy với ô tô muốn giảm tốc độ cần nhả hết chân ga. Tại sao lại như vậy? Bởi vì khi giảm tốc độ bạn ngay lập tức phải chuyển vị trí chân ga sang chân phanh. Bạn có thể phanh hoặc không nhưng chân bạn phải ở vị trí phanh. Điều này là tối quan trọng trong kỹ thuật lái xe.

Để sự chuyển đổi chân ga và chân phanh nhanh chóng thì chân bạn phải ở vị trí thẳng với cần phanh. Khi chuyển chân ga, bạn xoay chân 1 góc 45 độ. 

Nên nhớ, gót chân không bao giờ được rời mặt sàn, bởi khi gót chân rời sàn, khớp gối sẽ tham gia vào quá trình đạp ga và bạn sẽ luôn đạp quá mức cần thiết khiến xe vọt đi. Điều này có thể dẫn đến tai nạn xe điên trên đường phố đông đúc.

Sự chuyển đổi liên tục giữa chân ga và chân phanh sau một thời gian sẽ biến thành phản xạ tự nhiên khiến bạn luôn chủ động trong mọi tình huống và không bao giờ nhầm lẫn.

Xe điên, nhầm chân ga và bí mật từ đôi giày cao gót - Ảnh 2.

Hãy lái xe bằng cái đầu tỉnh táo và có kỹ năng tốt, tranh gây nên những vụ tai nạn thương tâm như thế này.

Mặt khác, tôi có thể đoán chắc rằng các nữ tài xế gây ra các vụ xe điên vừa qua đều đi giaỳ cao gót. Bởi đi giầy cao gót nên sự chuyển đổi linh hoạt giữa chân ga và chân phanh bị hạn chế. 

Khoa học thực nghiệm đã chứng minh rằng, khi đi giầy cao gót, tốc độ chuyển đổi giữa chân ga và chân phanh bị giảm mất 0,13 giây. Ngoài ra, giầy cao gót còn hay bị mắc kẹt vào sàn xe hoặc trượt nghiêng gây tăng ga đột ngột dẫn đến tai nạn. 

Khi đi giầy cao gót, khớp cổ chân bạn đã duỗi gần hết cỡ và do vậy thao tác đạp phanh và ga bị hạn chế và nhanh mỏi. Khi khớp cổ chân mỏi, bạn dễ bị mất cảm giác khi tăng ga và không đạp phanh đủ lực. 

Thêm vào đó, những người đi giầy cao gót thường có thói quen chỉnh ghế sát vào vô lăng. Điều này làm giảm biên độ và sự linh hoạt khi lấy lái.

Các chị em hãy chuẩn bị một đôi giầy đế thấp trong xe và thay ngay đôi giầy cao gót khi cầm vô lăng. Đừng ngại xấu bởi khi ngồi trong xe, dù bạn có diện đôi giầy Eternal Diamond trị giá 5 tỷ của hãng Borgezie thì cũng chả ai nhìn thấy.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại