Trào ngược thực quản có thể biến chứng thành ung thư: GS tiêu hoá mách cách "sống chung"

Ngọc Anh |

Trào ngược thực quản là bệnh lý tiêu hoá phổ biến và việc điều trị triệt để khó khiến bệnh nhân cảm thấy ấm ách khó chịu, một số người còn nghĩ mình bị ung thư.

Bệnh nhiều biến chứng

Giáo sư Đào Văn Long – Phòng khám Hoàng Long, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng thức ăn và dịch vị từ dạ dày đi lên thực quản gây nên triệu chứng hoặc biến chứng tại thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản có các triệu chứng tại thực quản và triệu chứng ngoài thực quản.

Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu đã có tới hơn 7 triệu người đang bị mắc bệnh trào ngược dạ dày. Cùng với đó, trường hợp bị mắc trào ngược dạ dày biến chứng cũng tăng bởi người bệnh có tâm lý chủ quan và thiếu hiểu biết về căn bệnh phổ biến này.

Trào ngược thực quản có thể biến chứng thành ung thư: GS tiêu hoá mách cách sống chung - Ảnh 1.

Bác sĩ Đào Văn Long

Giáo sư Long nhấn mạnh bệnh không được điều trị lâu ngày sẽ gây ra các biến chứng như chít hẹp thực quản, chảy máu,  rò thực quản, barret thực quản và ung thư thực quản. Trong khi đó, trào ngược thực quản được xem là bệnh khó điều trị, dễ tái phát và việc điều trị vô cùng gian nan. 

Khó khăn cho việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản, bác sĩ Long cho biết phải xác định được bệnh và điều trị tuỳ vào từng bệnh nhân. 

Tuy nhiên hiện nay, nhiều bệnh nhân cùng lúc mắc hai, ba bệnh nhất là các bệnh về khớp, thoái hoá kèm theo trào ngược dạ dày thực quản nên bác sĩ phải cân nhắc rất kỹ.

Ăn gì khi bị trào ngược thực quản 

Để việc điều trị hiệu quả, cần có sự phối hợp từ người bệnh vì thay đổi lối sống hiện tại cũng góp phần giảm biểu hiện bệnh. 

Khi phát hiện bị trào ngược thực quản thì nguyên tắc ăn uống cho người bị trào ngược thực quản nên lựa chọn các thực phẩm có tình kiềm, có khả năng trung hoà axit. 

Nguyên tắc sinh hoạt người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống và có lối sống lành mạnh kiêng rượu bia, thuốc lá sẽ góp phần cải thiện đáng kể tình trạng của bệnh trào ngược thực quản, dạ dày.

Trào ngược thực quản có thể biến chứng thành ung thư: GS tiêu hoá mách cách sống chung - Ảnh 2.

Nóng rát ở cổ họng dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản

Những thực phẩm tốt cho người bị trào ngược thực quản: Bánh mì, bột yến mạch vì giúp thu hồi lượng axit dư thừa trong dạ dày, giảm nguy cơ bào mòn của axit. Các thực phẩm họ đậu như, đậu đỏ, đậu hà lan, đậu xanh chứa hàm lượng chất xơ cao cùng các amino axit luôn nằm trong top được lựa chọn tốt nhất dành cho người bị trào ngược thực quản.

Đạm dễ tiêu thụ như thịt thăn lợn, thịt ngan, lưỡi lợn giúp trung hoà axit, hạn chế các triệu chứng của bệnh đối với người bị trào ngược thực quản dạ dày. Tốt nhất nên chế biến các loại đạm thành những món ăn dễ tiêu hoá.

Sữa chua giúp tiêu hoá thức ăn nhanh hơn, không những thế trong sữa chua có chứa các lợi khuẩn cải thiện tiêu hoá. Người bị trào ngược dạ dày nên sử dụng sữa chua hàng ngày tuy nhiên không nên ăn khi đói.

Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp nghệ với mật ong giúp hỗ trợ điều trị cho người bị trào ngược thực quản dạ dày.

Khi ăn, người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày tránh để bụng bị đói, không nằm ngay sau khi ăn, điều chỉnh mức cân nặng hợp lý. Đặc biệt, người bệnh không nên lo lắng, suy nghĩ tiêu cực, tránh stress kéo dài.

Tư thế nằm ngủ của bênhn nhân trào ngược thực quản theo giáo sư Long tư thế nằm ngủ tốt cho người bị trào ngược thực quản đó là kê 2 chân gường lên phía trên cao khoảng 25 – 30 cm khi ngủ, đây là tư thế ngủ tốt cho người bị trào ngược dạ dày thực quản vì nó giúp dạ dày nằm thấp hơn thực quản hạn chế khả năng axit thức ăn bị trào ngược lên.

Tư thế nằm nghiêng sang trái vì người bị trào ngược thực quản nằm theo tư thế này để thực quản luôn ở vị trí cao hơn dạ dày và tuyến tuỵ ngăn ngừa cơn trào ngược. 

Ngoài ra, tư thế nằm này cũng giúp vận chuyển chất thải từ ruột non, xuống ruột già thông qua van hồi mạnh tràng diễn ra dễ dàng hơn, giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hoá, giảm ợ nóng, giảm nguy cơ thức ăn chèn vào đường thở khi ngủ.

Người bệnh cần hạn chế ăn thức ăn có mỡ động vật, socola, hành, một số thuốc canxi, thuốc ức chế phó giao cảm, kích thích giao cảm và nitrat làm giảm áp lực cơ thắt thực quản dưới. Không nên dùng đồ ăn ảnh hưởng đến niêm mạc thực quản như cam, quýt, cà chua, cà phê, trà, các thuốc aspirin, thuốc chống viêm giảm đau không steroid, tetracyclin, quinidine, kali.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại