Trạm vũ trụ gần chục tấn của Trung Quốc ngưng hoạt động, chuẩn bị lao xuống Trái đất

Oct |

Mất kiểm soát vào năm 2016, trạm vũ trụ này đang dần tan rã và rơi xuống Trái đất.

Theo The Guardian đưa tin, trạm vũ trụ Thiên Cung 1 của Trung Quốc đang có xu hướng đẩy nhanh quá trình phân rã và lao về bầu khí quyển của Trái đất ở tốc độ rất cao. Theo dự tính thì trong vòng vài tháng nữa, vụ va chạm của trạm vũ trụ nặng 8,5 tấn với mặt đất sẽ xảy ra.

Trạm vũ trụ gần chục tấn của Trung Quốc ngưng hoạt động, chuẩn bị lao xuống Trái đất - Ảnh 1.

Trạm vũ trụ Thiên Cung 1 - niềm tự hào của Trung Hoa vào năm 2011

Được biết, Thiên Cung 1à trạm vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc, được phóng vào năm 2011 và được mệnh danh là một biểu tượng chứng minh tham vọng chinh phục vũ trụ của quốc gia này.

Nhưng đến năm 2016, giới khoa học Trung Hoa buộc phải xác nhận họ đã mất quyền kiểm soát Thiên Cung 1, và dự tính nó sẽ va chạm với Trái đất trong năm 2017 hoặc 2018.

Kể từ đó, trạm vũ trụ dần dần vỡ vụn, và theo như nghiên cứu mới đây, tốc độ phân rã của trạm đã bị đẩy nhanh, khiến thời điểm va chạm sớm hơn so với dự tính.

"Hiện tại, nó (trạm vũ trụ) đang hạ xuống bầu khí quyển, ở khoảng cách 300km. Mật độ khí quyển càng dày, quá trình tan rã càng bị đẩy nhanh" - trích lời Jonathan McDowell - nhà vật lý thiên văn nổi tiếng của ĐH Harvard.

"Tôi đoán chỉ trong vòng vài tháng nữa - cuối 2017 hoặc đầu 2018 - vụ va chạm sẽ xảy ra."

Trạm vũ trụ gần chục tấn của Trung Quốc ngưng hoạt động, chuẩn bị lao xuống Trái đất - Ảnh 2.

Phần lớn các bộ phận của Thiên Cung 1 sẽ bị đốt cháy khi rơi

Về lý thuyết, phần lớn bộ phận của Thiên Cung 1 sẽ bị đốt cháy khi rơi xuống. Tuy nhiên, McDowell cảnh báo rằng một số bộ phận nặng tới 100kg có thể sẽ va chạm với chúng ta.

Khả năng gây thương tích cho con người từ sự việc này được cho là vô cùng nhỏ, nhưng giới khoa học Trung Quốc cho biết họ sẽ theo dõi rất sát sao, qua thông báo cho UNDOOSA (Văn phòng hoạt động vũ trụ của LHQ).

Theo McDowell thì hiện tại, việc dự đoán địa điểm rơi của trạm là chưa thể. "Thực sự không thể đoán được, ngay cả khi chỉ còn vài ngày trước khi vụ va chạm xảy ra. Chúng ta chỉ biết được ở thời điểm 6 hoặc 7 tiếng trước đó mà thôi."

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên một trạm vũ trụ bị mất kiểm soát và rơi xuống Trái đất. Như vệ tinh Skylab của NASA là một ví dụ, khi các mảnh vỡ rơi trên Ấn Độ Dương và phía tây Australia.

Hoặc năm 1991, trạm vũ trụ Salyut 7 của Liên Xô cũng rơi xuống hành tinh của chúng ta. Cả hai trường hợp đều không có thương vong.

Nguồn: The Guardian

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại