Trái Đất cần phình to gấp đôi mới chứa đủ loài người, nếu không, chúng ta sẽ đi về đâu?

Hoa Hướng Dương |

Với đà tăng hiện nay thì tới năm 2030, phải cần tới "một Trái Đất có kích thước gấp 2 lần" mới có thể đáp ứng được nhu cầu con người.

Con người là sinh vật được tạo hóa ban tặng cho bộ não thông minh, có thể thích nghi và cải tạo môi trường sống của mình. Nhưng có lẽ vì thế, tác động của con người tới tự nhiên là mạnh mẽ và sâu sắc nhất trong số các sinh vật sống trên Trái Đất.

Dấu chân sinh thái của con người trên Trái Đất

Trái Đất cần phình to gấp đôi mới chứa đủ loài người, nếu không, chúng ta sẽ đi về đâu? - Ảnh 1.

Con người để lại dấu chân sinh thái lên Trái Đất. Ảnh Internet.

Nhu cầu quá lớn, bùng nổ dân số, sự phát triển xã hội, khoa học, kỹ thuật đang biến Trái Đất trở thành một ngôi nhà chật hẹp. Và để đánh giá mối tương quan giữa con người và Trái Đất, một thuật ngữ khoa học đã ra đời: Dấu chân sinh thái (Ecological footprint).

Đây là thuật ngữ được hai nhà khoa học ở ĐH Britist Columbia là nhà kinh tế môi trường William Rees và Mathis Wackernagel đưa ra chỉ mới đây thôi (năm 1990) nhưng lại có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý nhà nước.

Theo đó, khái niệm này được định nghĩa là tổng diện tích tương ứng (gồm hệ sinh thái thủy sinh và trên cạn) cần để có thể tái tạo tài nguyên cũng như đồng hóa chất thải do con người tạo ra.

Điều này có thể hiểu nôm na là thước đo mối quan hệ cung - cầu giữa nhu cầu của con người và khả năng cung cấp của môi trường sống xung quanh hay nói cách khác dấu chân sinh thái cho biết "số lượng Trái Đất" cần thiết để đáp ứng được nhu cầu của con người.

Từ năm 2003 đến nay, hàng năm Tổ chức phi chính phủ Global Footprint Network (GFN) có trụ sở ở California, Mỹ  sẽ tính toán dấu chân sinh thái toàn cầu.

Theo đó, nhu cầu sử dụng của con người đã tăng lên gấp 2 lần kể từ năm 1966 và tăng 2% kể từ 2005 đến 2006, và tăng 22% so với thập kỷ trước.

Chủ tịch GFN Mathis Wackernagel cảnh báo rằng về sự quá tải mà Trái Đất đang phải gánh chịu từ sức ép của con người, mà hiện này phải cần tới 1,7 Trái Đất mới có thể đáp ứng nổi.

Không dừng lại ở đó, với đà tăng hiện nay thì tới năm 2030, phải cần tới một Trái Đất có kích thước gấp 2 lần mới có thể đáp ứng được nhu cầu con người.

Giả tưởng: Trái Đất cần phình to gấp đôi mới chứa đủ loài người

Trái đất cần 1 năm 3 tháng để có thể phục hồi sau 1 năm "sử dụng" của con người, thế nhưng con người dường như không để Trái Đất có thời gian để phục hồi mà lượng khí thải CO2 do con người thải ra còn làm suy thái hệ sinh thái, làm giảm khả năng phục hồi của Trái Đất.

Trong năm thập kỷ vừa qua, lượng khí CO2 đã tăng gấp 11 lần (nhất là sau thời kỳ công nghiệp) và hiện nay carbon đang chiếm tới hơn 1/2 dấu chân sinh thái toàn cầu!

Trái Đất cần phình to gấp đôi mới chứa đủ loài người, nếu không, chúng ta sẽ đi về đâu? - Ảnh 2.

Con người cần nhiều hơn một Trái Đất để sinh sống. Ảnh Internet.

Ông Jim Leape, chủ tịch World WIld Fund còn cho rằng Trái Đất đang quá tải và phải cần tới một Trái Đất có kích thước gấp 4,5 lần mới có thể đáp ứng được nhu cầu hiện nay.

Năm 2006, chỉ số dấu chân sinh thái toàn cầu của tất cả mọi người trên thế giới là 1,4 Trái Đất, nghĩa là chúng ta cần tới một Trái Đất có kích thước gấp 1,4 hiện nay mới có thể đáp ứng được nhu cầu của mọi người.

Trong đó, những quốc gia có "nhu cầu" nhiều nhất chính là Mỹ (21%) và Trung Quốc (24%) so với sức chịu tải của Trái Đất, tiếp đến là Braxin, Liên bang Nga, Canada, Ấn Độ, Ôxtrâylia, Inđônêxia, Achentina và Bolivia.

Như vậy có thể thấy ngay rằng, quốc gia càng phát triển thì nhu cầu cần thiết lại càng tăng, hay dấu chân sinh thái càng rõ ràng.

Trái Đất cần phình to gấp đôi mới chứa đủ loài người, nếu không, chúng ta sẽ đi về đâu? - Ảnh 3.

Chỉ số dấu chân sinh thái với mỗi quốc gia năm 2017. Ảnh Global Footprint Network National Footprint Accounts.

Ngoài chỉ số dấu ấn sinh thái toàn cầu (vĩ mô), người ta còn đưa vào khái niệm dấu ấn sinh thái cá nhân (vi mô) đối với mối người dân sống trên Trái Đất, điều này phụ thuộc vào quốc gia sống, nhu cầu cá nhân của người đó.

Trái Đất cần phình to gấp đôi mới chứa đủ loài người, nếu không, chúng ta sẽ đi về đâu? - Ảnh 4.

Biểu đồ kích thước Trái Đất cần thiết để đáp ứng nhu cầu con người theo thời gian từ năm 1960 đến 2050. Ảnh

Trong đó, người Mỹ có nhu cầu cao nhất so với phần còn lại của thế giới, nhu cầu trung bình của một người Mỹ sẽ tương đương với 2 người Nhật, 13 người Trung Quốc và 370 người Ethiopia.

Vì nhu cầu, dân số thế giới, nguồn tài nguyên thay đổi mỗi năm nên chỉ số này sẽ được Liên Hợp quốc tính toán lại mỗi năm với độ trễ 3 năm (thời gian để thu thập thông tin, số liệu cần thiết).

Tuy Trái Đất có khả năng tái tạo, phục hồi nguồn tài nguyên mà chúng ta khai thác, thế nhưng khi mà tốc độ khai thác của con người vượt qua tốc độ tái tạo của Trái Đất, sự quá tải sẽ diễn ra do cầu vượt quá cung.

Thực tế chỉ ra, Trái Đất vẫn còn rất nhỏ bé so với con người và nó sẽ phải "nở rộng" ra nhiều hơn nữa thì mới có thể đáp ứng cho nhu cầu của con người.

Bài viết được dịch từ các nguồn: Redefiningprogress.org, Washingtonpost.com

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại