Tình trạng khẩn cấp ở Tokyo sẽ là "điềm báo xấu" đối với thế giới trong năm 2021?

Bảo Hà |

Từ cuối năm ngoái, các dự báo về một năm tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu xuất hiện ngày càng nhiều. Tuy vậy, điều này có thể sẽ không xảy ra nếu coi Nhật Bản là 1 chỉ báo.

Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. Ảnh: TASS

Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. Ảnh: TASS

Từ cuối năm ngoái, các dự báo về một năm tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu xuất hiện ngày càng nhiều. Tuy vậy, điều này có thể sẽ không xảy ra nếu coi Nhật Bản là 1 chỉ báo.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã ghi nhận mức tăng trưởng của thế giới là 5,2%, và của châu Á là 6,9%. Morgan Stanley dự đoán mức tăng trưởng của kinh tế toàn cầu là 6,4%. Nhưng Nhật Bản có thể đang hướng tới một đợt sụt giảm GDP mới sau khi Thủ tướng Yoshihide Suga cho biết đang xem xét ban bố tình trạng khẩn cấp ở thủ đô và các quận xung quanh. Theo Bloomberg Economics, các biện pháp này có thể cắt giảm 0,7% trong mức tăng trưởng GDP mỗi tháng.

Việc Nhật Bản quay trở lại suy thoái không diễn ra đột ngột. Đà tăng trưởng đã giảm dần từ cuối năm ngoái; doanh số bán lẻ giảm mạnh trong tháng 11 và giá tiêu dùng ở Tokyo giảm mạnh nhất trong một thập kỷ.

Sự khởi đầu đầy ảm đạm của năm 2021 tại nền kinh tế lớn thứ ba thế giới trái ngược với những dự báo màu hồng về phục hồi kinh tế toàn cầu xuất hiện vào cuối năm ngoái. Và những gì xảy ra ở Nhật Bản có ý nghĩa quan trọng đối với phần còn lại của thế giới. Tokyo và các tỉnh xung quanh gần như đủ điều kiện trở thành thành viên của Nhóm 8 nếu họ là một quốc gia độc lập. Trong khi Trung Quốc đóng vai trò quan trọng tại châu Á, thì Nhật Bản cũng không hề kém cạnh. Đây vẫn là một đất nước xuất khẩu lớn và là một nguồn đầu tư nước ngoài quan trọng đối với phần còn lại của thế giới. Các xu hướng kinh tế toàn cầu có xu hướng bắt đầu từ quốc gia này - từ sự suy giảm dân số đến việc phá sản, từ lạm phát quá thấp đến nới lỏng định lượng.

Khi các đợt phong tỏa được gia hạn và các đợt lây nhiễm virus gia tăng mạnh ngay trong dịp đầu năm mới, cách Nhật Bản chống chọi với đại dịch sẽ là một bài học - hay điềm báo - cho phần còn lại của các nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Tuyên bố khẩn cấp của Thủ tướng Suga có lẽ sẽ không quá "khẩn cấp". Ông khó có thể làm được gì nếu không có sự hợp tác của các quan chức cấp tỉnh - một hệ quả từ những ràng buộc trong hệ thống chính trị của Nhật Bản - mà có thể bắt nguồn từ quá trình tái thiết sau Thế chiến thứ hai. Chẳng hạn như việc Thủ tướng Suga không thể phong tỏa đường phố như cách một số đồng nghiệp với vị trí tương đương ông ở Anh, Pháp và Đông Nam Á có thể làm được. Các nhà hàng có thể được yêu cầu đóng cửa sớm và việc làm tại nhà được khuyến khích hơn. Các thống đốc sẽ có nhiều quyền hạn hơn để yêu cầu mọi người và các công ty tuân thủ các biện pháp hạn chế chặt chẽ hơn, nhưng nhìn chung họ vẫn sẽ có rất ít quyền lực trong tay, theo Scott Seaman, Giám đốc khu vực châu Á tại Eurasia Group, cho biết.

Điều này không đồng nghĩa với việc các động thái của thủ tướng sẽ thiếu hiệu lực. Nó sẽ cung cấp những tín hiệu quan trọng nhằm định hướng những người dân Nhật Bản vốn coi trọng sự gắn kết xã hội và ưu tiên lợi ích của cộng đồng hơn lợi ích của cá nhân. Một trong những điều đầu tiên tôi ấn tượng ở Nhật Bản là việc mọi người thường tự giác đeo khẩu trang nếu chẳng may bị cảm cúm. Về phương diện này, Nhật Bản luôn dẫn đầu.

Đối với tất cả sức ảnh hưởng về tài chính và tiền tệ của Nhật Bản, ông Suga đã gặp nhiều khó khăn kể từ khi kế nhiệm ông Shinzo Abe vào tháng 9. Về lý thuyết, việc kiểm soát được Covid sẽ củng cố vị thế của ông Suga - cả trong LDP và trong thùng phiếu. Nhưng cho đến khi Covid bị khống chế, không một ai có thể hoàn toàn tự tin mình là một nhà lãnh đạo tốt.

Không chỉ có mỗi ông Suga là người bị mắc kẹt. Haruhiko Kuroda, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, đang tìm kiếm những ý tưởng mới về chính sách tiền tệ. Vào tháng 12, Kuroda cho biết BOJ sẽ thực hiện đánh giá các chính sách của mình, tập trung vào việc kiểm soát lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm và giữ lãi suất chuẩn ở mức âm. Thật kỳ lạ, ông có vẻ muốn đạt được cả 2 điều này. BOJ có lẽ muốn mở rộng phạm vi biến động lợi suất xung quanh mức 0. Nhưng không cần quan sát đến 3 tháng để thấy điều này. Có thể Kuroda đã nghĩ đến một công thức mà cuối cùng có thể thiết lập các điều kiện cho phép ông dùng các gói kích thích mạnh hơn. Đặc biệt khi các tin xấu đang chồng chất, thì việc nới lỏng nhiều hơn có vẻ là con đường thích hợp nhất.

2021 có lẽ là một năm mới không mấy vui vẻ đối với các nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế của Nhật Bản - và có thể đối với phần còn lại của thế giới.

Tham khảo Bloomberg

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại