Tín hiệu lạ cách chúng ta 11 năm ánh sáng đang khiến giới khoa học tranh cãi dữ dội

J |

Tín hiệu bí ẩn này là gì? Nó đến từ đâu? Có cơ hội nào cho người ngoài hành tinh hay không?

Mới đây, các nhà thiên văn học đã bắt được một tín hiệu "rất kỳ lạ", đến từ hướng của một ngôi sao nhỏ và mờ nhạt, cách chúng ta 11 năm ánh sáng.

Được biết, tín hiệu bắt được từ Đài quan sát Arecibo lần đầu tiên vào tháng 5/2017. Nó đến từ hướng của Ross 128 - ngôi sao lùn đỏ có độ sáng thấp hơn Mặt trời tới 2800 lần.

Theo Abel Méndez - chuyên gia thiên văn từ ĐH Puerto Rico (Mỹ), chỉ cần quan sát ngôi sao này trong 10 phút là đủ để thu được các tín hiệu lặp lại theo chu kỳ này.

Tín hiệu lạ cách chúng ta 11 năm ánh sáng đang khiến giới khoa học tranh cãi dữ dội - Ảnh 1.

Đài quan sát Arecibo

Cũng bởi vậy, giới khoa học đang phải tranh cãi rất nhiều. Một số tin tưởng đây chắc chắn là tín hiệu của một nền văn minh ngoài Trái đất, số khác thì không. Bản thân Méndez cũng cho rằng đây không phải là người ngoài hành tinh, nhưng không bác bỏ khả năng ấy.

"SETI (tập đoàn tìm kiếm trí thông minh ngoài Trái đất) đã xác nhận sự tồn tại của tín hiệu này" - Méndez chia sẻ.

Các giả thuyết về "tín hiệu lạ"

Theo Méndez, tín hiệu này nhiều khả năng là một thứ gì đó do chính con người bỏ quên. Có thể là một vệ tinh từ rất lâu, đã di chuyển rất xa. (Lưu ý: sóng này đến từ hướng của một ngôi sao cách chúng ta 11 năm ánh sáng, chưa kết luận nó nằm ở đó hay không).

"Đài quan sát Arecibo có tầm hoạt động rất rộng, nên có khả năng tín hiệu không đến từ ngôi sao, mà từ một vệ tinh nào đó cùng hướng".

Tín hiệu lạ cách chúng ta 11 năm ánh sáng đang khiến giới khoa học tranh cãi dữ dội - Ảnh 2.

Tuy nhiên sau đó, chính ông cũng đặt ra nhiều dấu hỏi về tín hiệu bí ẩn trên Ross 128. Sau khi nghiên cứu, ông nhận ra chưa từng có một vệ tinh nào phát ra tín hiệu kỳ lạ như vậy.

Một giả thuyết khác cho câu chuyện này là các cơn bão từ một ngôi sao - giống như bão Mặt trời vậy. Những cơn bão này di chuyển với tốc độ ánh sáng, phát ra các luồng sóng radio cực mạnh.

Ở Trái đất, những cơn bão này có thể gây ra hậu quả không nhỏ, như gây nhiễu loạn hệ thống vệ tinh và thông tin, thậm chí khiến các phi hành gia trên trạm vũ trụ ISS gặp nguy hiểm.

Tín hiệu lạ cách chúng ta 11 năm ánh sáng đang khiến giới khoa học tranh cãi dữ dội - Ảnh 3.

Tiếp tục quan sát Ross 128 để giải mã bí ẩn

Để nghiên cứu về tín hiệu, Méndez đã sử dụng Arecibo để tiếp tục theo dõi Ross 128 - bắt đầu từ ngày 16/7/2017.

"Nếu chúng ta tìm ra tín hiệu ấy một lần nữa ở hướng Ross 128, bí ẩn sẽ được gỡ bỏ, vì nó phát ra từ bản thân ngôi sao ấy" - Méndez chia sẻ.

"Còn nếu không, bí ẩn sẽ tiếp tục là bí ẩn thêm một thời gian nữa."

Tuy nhiên, việc quan sát này có một chút khó khăn. Méndez cho biết các đài quan sát hiện nay có thể không đủ độ nhạy để tiếp hết được các sóng radio, ngoại trừ đài FAST khổng lồ của Trung Quốc. Nhưng FAST hiện nay đang tạm ngừng hoạt động, nên tất cả những gì chúng ta có là Arecibo.

Tín hiệu lạ cách chúng ta 11 năm ánh sáng đang khiến giới khoa học tranh cãi dữ dội - Ảnh 4.

FAST - đài thiên văn lớn nhất thế giới của Trung Quốc

Như đã nêu, tập đoàn SETI cũng xác nhận sự tồn tại của tín hiệu này. Theo Seth Shotak - một nhà thiên văn kỳ, SETI sẽ sử dụng đài quan sát Allen tại California để trực tiếp kiểm tra nó.

Nhưng nhìn chung, chúng ta cũng không nên hy vọng quá nhiều. Thực tế thì trong quá khứ, Trái đất đã bắt được khá nhiều tín hiệu kỳ lạ đến từ vũ trụ, nhưng tất cả thì hoặc không có gì đặc biệt, hoặc chưa lúc nào được giải đáp.

Nguồn: Business Insider

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại