Tin "bác sĩ mạng" hơn bác sĩ thật: Chuyện không chỉ có ở Việt Nam

Thanh Tùng |

Bệnh nhân của tôi nói: "Để em về nghiên cứu, rồi sẽ liên lạc lại với bác sĩ sau". Những câu nói này có thể đang để lại những thách thức lớn nếu bạn tin vào "bác sĩ internet".

Câu chuyện thực tế

Bệnh nhân của tôi là một sinh viên 19 tuổi, đã nghỉ học vì chứng rối loạn lo âu.

Là bác sĩ tâm thần của em, với hơn 20 năm kinh nghiệm điều trị cho các sinh viên đại học, tôi giải thích chẩn đoán của mình sau khi thực hiện hàng loạt các thử nghiệm để đánh giá tình trạng của em.

Tôi đã khuyên em nên thử một loại thuốc mà tôi cho là sẽ hiệu quả. Tôi cũng đã nêu ra những rủi ro và lợi ích của các lựa chọn điều trị khác.

"Em còn muốn hỏi gì không?" Tôi hỏi.

"Không, em thích lên mạng và tự tìm câu trả lời cho mình hơn", em nói.

Qua câu chuyện vừa rồi, càng ngày, tôi càng thấy nhiều sinh viên từ chối sự giúp đỡ từ các chuyên gia và thay vào đó họ chuyển sang tìm kiếm những "chuyên gia" là các trang web tìm kiếm trong thời đại kỹ thuật số.

Trong thời đại mà theo chúng tôi, những thông tin sai lầm xuất hiện đầy trên mạng internet, bất kể nguồn gốc của nó.

Tin bác sĩ mạng hơn bác sĩ thật: Chuyện không chỉ có ở Việt Nam - Ảnh 1.

Thật khó hiểu vì sao những người trẻ hiện nay rất thích tự tìm hiểu và tin tưởng vào những thông tin y khoa sai lầm đó, thay vì tin vào chuyên môn của những chuyên gia được đào tạo chính thống.

Chính bản thân các bệnh viện, phòng khám hiện nay, cũng đóng một vai trò nhất định trong những quan điểm đó, thời gian tương tác giữa bác sĩ và bệnh nhân trở nên ngắn ngủi, qua đó làm mối quan hệ cá nhân và sự tin tưởng giữa bác sĩ và bệnh nhân trở nên xấu đi.

Và có lẽ một phần nữa là do y học phát triển, các xét nghiệm cận lâm sàng hiện nay trở nên rất chính xác.

Vì vậy đa số xét nghiệm thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân mà không kèm lời giải thích hoặc thậm chí hỏi han về bệnh tình của người bệnh.

Tin tưởng tuyệt đối vào những thông tin trôi nổi trên mạng mang lại nhiều hậu quả xấu.

Có nhiều trường hợp một số người bệnh tự ý điều trị theo thông tin cung cấp trên internet mà không tham khảo ý kiến bác sĩ dẫn đến những hậu quả thật khó lường.

Tuy nhiên, những thông tin y khoa trên internet cũng mang lại một vài lợi ích nhất định. Ví dụ, bạn có thể tìm thấy một số thông tin và giải pháp cho các triệu chứng mà bạn cảm thấy xấu hổ, hoặc quá sợ hãi để chia sẻ với người khác.

Hoặc, đối với các bệnh đe dọa tính mạng, bạn có thể tự tìm hiểu về các thử nghiệm lâm sàng mà các bác sĩ không giải thích kĩ càng.

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều thông tin gây hiểu nhầm, và thông tin sai hoàn toàn.

Trên internet cũng có rất nhiều người bán các loại thực phẩm chức năng, bán các loại thuốc theo phác đồ điều trị chưa được kiểm tra nghiêm ngặt, ngay cả các loại thuốc theo toa - và những lời hứa hẹn quảng cáo không có tính xác thực.

Đôi khi, chỉ vì quá tin vào những lời quảng cáo, bạn có thể khiến cho bản thân mình rơi vào tình trạng rất nguy hiểm.

Nhiều người có học thức cao cho rằng họ sẽ không bị tác động bởi những thông tin sai lạc.

Thực tế bệnh tật có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ của họ. Đặc biệt, cảm giác đang mắc bệnh khiến họ càng muốn tin vào những gì tìm thấy được trên internet.

Tin bác sĩ mạng hơn bác sĩ thật: Chuyện không chỉ có ở Việt Nam - Ảnh 2.

Tin tưởng tuyệt đối vào những thông tin trôi nổi trên mạng mang lại nhiều hậu quả xấu.

Nhiều năm trước đây, khi chúng tôi thảo luận về vấn đề quyền con người, về thái độ tự quyết định của bệnh nhân trong lớp học y đức của trường đại học y khoa.

Tôi đã mạnh mẽ ủng hộ thái độ tự quyết định của bệnh nhân. Liệu còn ai khác ngoài chính bản thân người bệnh có thể quyết định phương pháp điều trị hay xét nghiệm tốt nhất cho chính bản thân họ?

Sự phán xét cũng là điều không thể thiếu, đặc biệt là trong các tình huống phức tạp, và khả năng phán đoán chủ yếu là thuộc về phần con người, chứ không phải là các dữ liệu y khoa sai lầm trôi nổi trên internet.

Tôi từng bị một bệnh nhân từ chối sử dụng thuốc chống trầm cảm, bởi vì họ đọc được trên mạng rằng chúng sẽ gây tăng cân, ngay cả khi tôi đã giải thích rằng không phải như thế.

Tôi cũng từng có một bệnh nhân đòi hỏi cần phải cho họ một loại thuốc kích thích chỉ vì họ thấy các triệu chứng mình phù hợp với những liệt kê triệu chứng trên mạng về bệnh ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý), cố tình phản bác lại các đánh giá của tôi.

Thậm chí cũng đã có một sinh viên bỏ điều trị tâm thần sau khi đọc trên mạng rằng dị ứng gluten là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của cậu ta - và cho rằng kết quả xét nghiệm gluten dị ứng âm tính của cậu ta là sai.

Tin bác sĩ mạng hơn bác sĩ thật: Chuyện không chỉ có ở Việt Nam - Ảnh 3.

Những bệnh nhân không tin tưởng thầy thuốc rất hay đưa ra những lời lẽ không hay về bác sĩ đã điều trị cho mình. Nhưng những lời lẽ đó không thể phản ánh một cách chính xác liệu bác sĩ đó có thật sự tận tâm với họ hay không.

Đối với bản thân tôi khi bị bệnh, đi khám những bệnh không thuộc lĩnh vực của mình.

Lúc sắm vai người bệnh, tôi cũng muốn được thăm khám và điều trị bởi những chuyên gia có trình độ học vấn, được đào tạo chuyên môn chính quy, có nhiều kinh nghiệm thực tế để có thể tin cậy.

Sau đó, tôi tự buộc bản thân mình phải kể với bác sĩ điều trị cho mình về tất cả bệnh tình của mình, ngay cả những điều đáng xấu hổ và khó nói nhất, Nhờ vậy tôi mới có thể tin tưởng vào sự đánh giá của bác sĩ và cách giải thích của họ về bệnh của mình.

Bệnh nhân trẻ tuổi của tôi trở lại hai tuần sau đó, em quyết định bắt đầu dùng thuốc mà tôi đã chỉ định. Em đã yên tâm và tin tưởng rằng những điều tôi nói là đúng sau khi tìm hiểu trên mạng, và lắng nghe ý kiến từ bạn bè, gia đình của mình.

Cuối cùng, em đã phải trả giá bằng sự trì hoãn việc điều trị trong hai tuần, qua đó đánh mất những lợi ích nếu được điều trị sớm.

*Theo nytimes.com

Xem thêm:

Cuộc đối thoại của các bác sĩ về nhiều vấn đề trong điều trị cho bệnh nhân ung thư

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại