Tìm ra nguyên nhân khiến 30% máy bay thế giới "tê liệt", không thể cất cánh

Hoa Hướng Dương |

"Thảm họa" này khiến hơn 30% các chuyến bay trên thế giới bị hoãn lại hoặc buộc phải cất cánh vào ban đêm!

Theo kết quả nghiên cứu mới đây (ngày 13/7/17) của các nhà nghiên cứu Mỹ công bố trên Tạp chí "Climatic Change" (Biến đổi khí hậu) thì biến đổi khí hậu khiến hơn 30% các chuyến bay trên thế giới bị hoãn lại hoặc buộc phải cất cánh vào ban đêm!

Giờ đây, biến đổi khí hậu đã tác động tới ngành giao thông hàng không một cách rõ rệt, không chỉ khiến cho kinh tế của ngành này bị tác động mạnh, nó còn là một minh chứng và cảnh báo vì những gì mà biến đổi khí hậu có thể gây ra cho sự an toàn của con người.

Tại sao nắng nóng lại khiến các máy bay khó cất cánh?

Tìm ra nguyên nhân khiến 30% máy bay thế giới tê liệt, không thể cất cánh  - Ảnh 1.

Nắng nóng làm không khí giãn nở gây cản trở việc cất cánh của máy bay. Ảnh Internet.

Đầu tiên, sự nóng lên kỷ lục mà ngày càng xuất hiện nhiều với biên độ lớn chính là nguyên nhân khiến nhiều máy bay gần như bị tê liệt.

Không chỉ trải nghiệm không mấy dễ chịu vì cái nóng như thiêu như đốt, nhiệt độ cao còn làm các chuyến bay trở nên khó khăn hơn vì lực đẩy của động cơ phải tăng lên rất nhiều vì không khí nóng giãn nở làm lực nâng yếu đi.

Giáo sư về khí tượng học ứng dụng Lou McNally tại Đại học Hàng không Embry-Riddle giải thích: "Luồng khí nóng lên sẽ giãn nở và làm mật độ không khí bên dưới cảnh giảm đi."

Việc mất đi phản lực lớn từ không khí không chỉ hạn chế khả năng cất cánh của máy bay mà còn gây khó khăn cho quá trình hạ cánh không kém.

Đó cũng là lý do các chuyến bay ngày nắng nóng thường chịu quy định khắt khe hơn bình thường như giới hạn chuyên chở bị hạn chế nhằm giảm trọng lực cho máy bay, lại là một trải nghiệm không mấy vui vẻ cho hành khách vì khối lượng hành lý phải giảm tối đa.

Tác động của biến đổi khí hậu tới ngành hàng không

Tìm ra nguyên nhân khiến 30% máy bay thế giới tê liệt, không thể cất cánh  - Ảnh 2.

Nhiều chuyến bay sẽ phải hoãn lại tới ban đêm. Ảnh Internet.

Các chuyên gia sau khi nghiên cứu 19 hãng hàng không lớn nhất ở Bangkok, Dubai, Maiami, Los Angesles... nhận thấy khoảng 30% các chuyến bay sẽ phải giảm trọng lượng (trung bình 317,5 kg hay khoảng 3 hành khách cùng hành lý) nếu muốn chuyến bay có thể cất cánh.

Tệ hơn, theo dự đoán, do tần suất nắng nóng tăng lên nên mỗi năm sẽ có khoảng 10 đến 50 ngày bị giới hạn tải trọng trong năm 2080.

Chuyên gia nghiên cứu Radley Horton còn nhận định đến cuối thể kỷ 21, Trái Đất sẽ ấm lên 3 độ C. Do đó, các máy bay phải giảm 1% (khoảng 680 kg đối với một chiếc máy bay Boeing 737) trọng lượng để có thể cất cánh

Ngoài ra, một cách nữa được sử dụng nhằm giảm trọng lực máy bay là giảm nhiên liệu bay (nhưng chỉ dùng cho các chuyến bay nội địa) hoặc thiết kế cánh máy bay dài hơn (làm giảm hiệu quả kinh tế).

Còn với các chuyến bay dài thì đây thật sự là một "thảm họa", nghiên cứu của Đại học Columbia (Mỹ) chỉ ra rằng gần một nửa các chuyến bay dài sẽ bị gián đoạn vì nắng nóng trong vòng 80 năm tới.

Tìm ra nguyên nhân khiến 30% máy bay thế giới tê liệt, không thể cất cánh  - Ảnh 3.

Vé bán ra ít hơn và giá vé tăng là xu hướng trong tương lai. Ảnh Internet.

Kịch bản tồi tệ nhất là máy bay thậm chí không thể cất cánh vì nhiệt độ quá cao hoặc phải hoãn lại tới khi trời tối!

Ngoài ra, một nghiên cứu trên tạp chí Environmental Research Letters do tiến sỹ Paul Williams, một nhà nghiên cứu của Đại học Reading tại Anh cũng chỉ ra thủ phạm gây ra sự biến đổi của dòng khí phản lực mùa đông ở phía Bắc Đại Tây Dương chính là biến đổi khí hậu!

Đây là dòng khí hẹp và có tốc độ nhanh nên được phi công lợi dụng nhằm giảm nhiên liệu bay và tăng tốc độ máy bay, thế nhưng sự thay đổi của nó sẽ khiến thời gian bay kéo dài hay đồng nghĩa với việc nhiên liệu phải tiêu hao nhiều hơn.

Sự nóng lên còn làm tăng vận tốc gió và gây nguy hiểm cho các chuyến bay do nhiễu động không khí, tiến sĩ Paul Williams, cho hay. Các chuyến bay phải định tuyến lại hay thậm chí đi vòng xa hơn để tránh các dòng khí nhiễu động hay gió ngược này.

Mặt trái của vấn đề này chính là các hãng hàng không phải tăng giá vé để bù lỗ nhiên liệu và việc cắt giảm số lượng khách, không những thế thời gian bay kéo dài cùng nhiên liệu sử dụng nhiều còn làm tăng lượng khí CO2 (khoảng 72 tấn/năm) phát thải ra khí quyển!

Điều này lại giúp thúc đẩy sự nóng lên của Trái Đất, một vòng luẩn quẩn không lối thoát mà các hãng hàng không phải đau đầu tính toán.

Tìm ra nguyên nhân khiến 30% máy bay thế giới tê liệt, không thể cất cánh  - Ảnh 4.

Khí CO2 do chuyến bay kéo dài lại thúc đẩy sự nóng lên toàn cầu. Ảnh Internet.

Nhiệt độ cao không chỉ gây khó chịu cho hành khách, nó còn phá hủy máy móc, các mối nối gây đe dọa đến an toàn chuyến bay, theo nhận định của giáo sư khoa hàng không và vũ trụ R. John Hansman tại Viện Công nghệ Massachusetts.

Thời gian bay kéo dài, hoãn lịch trình, cắt giảm khối lượng nhiên liệu và hành lý, thậm chí cả số lượng khách, trải nghiệm không mấy dễ chịu ngày nắng nóng.

Giá máy bay tăng, khí thải CO2 ra môi trường nhiều hơn chính là những gì mà biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tác động tới hàng không thế giới.

Chưa kể tới những hiện tượng thời tiết cực đoan như bão do biến đổi khí hậu cũng sẽ góp phần khiến tương lai của ngành hàng không thể giới đứng trước những thách thức chưa từng có trước đây.

Bài viết được dịch từ các nguồn: Sciencealert.com, Dailymail.co.uk

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại