Thực đọc "Tam Quốc", không xem "Diễn Nghĩa": Đệ nhất mưu sĩ Pháp Chính có khả năng hoán đổi cục diện chiến tranh Thục – Ngụy

Như Quỳnh |

Gia Cát Lượng giỏi trong việc quản lý, sắp xếp việc chính trị giống như Quản Trọng và Tiêu Hà, nhưng so với năng lực quân sự thì Pháp Chính nhỉnh hơn. Thục Hán nếu muốn Bắc phạt, thì Pháp Chính mới chính là nhân tố quan trọng và phù hợp nhất làm thống lĩnh, không hổ danh "đệ nhất mưu sĩ" của "tập đoàn Lưu Bị".

Do vất vả mệt nhọc lâu ngày mà sinh bệnh, Gia Cát Lượng không may qua đời trong trận chiến đánh Ngụy lần thứ 5. Thức khuya dậy sớm, ngay cả việc phạt quân lính quá 20 trượng thôi cũng phải đích thân giám sát, lại ăn uống ít, không đều đặn, cộng thêm với việc phải suy nghĩ, lo âu nhiều, thử hỏi ai mà không sinh bệnh?

Nhưng Gia Cát Lượng cũng không còn cách nào khác, người tài của Thục Hán ngày càng ít, ông quả thực không yên tâm giao chuyện cho người khác làm, chỉ biết một mình gánh vác.

Chính quyền Thục Hán "sự vô cự tế, giảm quyết vu Lượng" (ý muốn nói bất kể là chuyện lớn nhỏ gì đều một tay Gia Cát Lượng giải quyết), bản thân Gia Cát Lượng cũng không hổ danh "kỳ tài một thời", mọi việc từ lớn đến bé đều được ông sắp xếp vô cùng rõ ràng, trật tự.

Nhưng sức người dù có tài cán đến đâu cũng đều có hạn.

Thực ra, Gia Cát Lượng cũng không cần phải lao tâm khổ tứ đến như vậy, Thục Hán còn một người có thể giúp đỡ ông, người này nếu còn sống, kết hợp với Gia Cát Lượng thì có thể nói là "thiên hạ vô song", ít ai có thể qua mặt. Người đó chính là "đệ nhất mưu sĩ" của "tập đoàn Lưu Bị" – Pháp Chính.

Thực đọc Tam Quốc, không xem Diễn Nghĩa: Đệ nhất mưu sĩ Pháp Chính có khả năng hoán đổi cục diện chiến tranh Thục – Ngụy - Ảnh 1.

Nếu Pháp Chính còn sống thì liệu trận Thục – Ngụy có thể thành công?

Pháp Chính, tự Hiếu Trực, vốn là mưu sĩ dưới trướng của Lưu Chương, sau này, khi Lưu Bị vào đất Thục, Pháp Chính về làm mưu thần cho Bị. Ông cùng Bàng Thống hiến kế chiếm được Ích Châu, đề xuất ra liên hoàn kế giúp Lưu Bị chiếm được Hán Trung.

Có thể nói thời gian Lưu Bị xưng Hán Trung vương, người đóng vai trò tham mưu chính giúp Bị giành thắng lợi là Pháp Chính.

Trong "Tam Quốc Diễn Nghĩa" có nói sau khi Bàng Thống chết ở trận Lạc Thành, Lưu Bị vội vàng điều Gia Cát Lượng đến chi viện, sau cùng nhờ mưu kế của Lượng mà đoạt được Ích Châu. Nhưng thực tế, sau khi Bàng Thống qua đời, người tiếp tục hiến kế cho Lưu Bị là Pháp Chính, vì chuyện này mà ông còn đặc biệt viết một lá thư khuyên Lưu Chương.

Mặc dù Lưu Chương không hề vì lá thư của Pháp Chính mà đầu hàng, nhưng bức thư đó cũng góp phần không nhỏ làm lung lay ý chí chiến đấu của Chương. Đợi đến khi Gia Cát Lượng đến Thành Đô, Lưu Bị dưới sự phò tá của Pháp Chính về cơ bản đã chiếm được Ích Châu rồi.

Cũng trong "Tam Quốc Diễn Nghĩa", ở trận Hán Trung, Lưu Bị chiến thắng là nhờ công lao của Gia Cát Lượng. Trên thực tế, chính Pháp Chính là người hiến "Hán Trung kế", thuyết phục Lưu Bị hạ quyết tâm tranh đoạt Hán Trung với Tào Tháo. Hơn nữa, Hoàng Trung có thể đánh bại quân của Hạ Hầu Uyên cũng đều là nhờ dùng kế sách của Pháp Chính.

Khăn năng chiến thuật của Pháp Chính đã đạt đến trình độ cao nhất, đến Gia Cát Lượng cũng phải kinh ngạc về các kế sách của Pháp Chính, còn khả năng chiến thuật của Lượng, nếu so với Pháp Chính, có thể nói còn "non" hơn một chút.

Gia Cát Lượng phát minh ra Bát trận đồ, người sau đều dùng phương pháp này trong việc trị quân. Quân đội Bắc phạt kỷ luật nghiêm minh, có trật tự, trang bị hoàn hảo, về điểm này, quả thực không mấy ai có thể đánh bại được Gia Cát Lượng.

Nếu bàn đến khả năng trị quân, huấn luyện binh sỹ, Gia Cát Lượng có thể nói là có một không hai. Nhưng bàn về phương diện chiến thuật và năng lực ứng phó kịp thời thì Gia Cát Lượng vẫn còn thiếu sót.

Trần Thọ, tác giả của bộ chính sử "Tam Quốc Chí" cũng nói Gia Cát Lượng "vu trị nhung vi trường, cơ mưu vi đoản" (ý muốn nói Gia Cát Lượng giỏi trong việc quản lý, nhưng trong việc dùng mưu hiến kế thì vẫn còn thiếu sót).

Còn Pháp Chính, hiến mưu dùng kế đích thực là sở trường của ông. Hai người nếu có thể kết hợp với nhau thì quả là thiên hạ vô địch.

Trong "Tam Quốc Chí", Trần Thọ bình luận về Gia Cát Lượng rằng Lượng giỏi trong việc quản lý, sắp xếp việc chính trị giống như Quản Trọng và Tiêu Hà, nhưng so với năng lực quân sự thì Pháp Chính nhỉnh hơn. Thục Hán nếu muốn Bắc phạt, Pháp Chính chính là nhân tố quan trọng và phù hợp nhất làm thống lĩnh.

Thực đọc Tam Quốc, không xem Diễn Nghĩa: Đệ nhất mưu sĩ Pháp Chính có khả năng hoán đổi cục diện chiến tranh Thục – Ngụy - Ảnh 2.

Gia Cát Lượng và Pháp Chính, một người đối nội, một người đối ngoại. Quân đội lúc đó của Tào Tháo bất kể tinh anh, hùng mạnh ra sao cũng đều bị Pháp Chính đánh bại. Tào Chân, Tư Mã Ý cũng không thể xem thường binh mã của Pháp Chính.

Hơn nữa, trong trận Di Lăng, sau khi quân Thục đại bại, Gia Cát Lượng cũng đã phải thốt lên rằng "Pháp Hiếu Trực nếu còn sống, nhất định có thể khuyên được hoàng thượng không mang binh đi đánh Ngô; cho dù có đi đánh Ngô thì cũng sẽ không rơi vào cảnh khuynh bại như này!".

Điều này chứng mình, giả sử Pháp Chính sống thêm khoảng chục năm nữa, Lưu Bị có lẽ đã không mất sớm như vậy. Thục Hán dù cho không thể lấy lại Kinh Châu thì cũng không đến nỗi đại bại ở Di Lăng.

Nếu Pháp Chính còn sống, ông hoàn toàn có thể thuyết phục Lưu Bị Bắc phạt đánh Tào Ngụy chiếm Ung Lương trước. Thời điểm đó, trong tay Lưu Bị vẫn còn nhiều tướng sỹ tinh anh, Gia Cát Lượng ở hậu phương cung ứng lương thảo, lập lại liên minh với "tập đoàn Tôn Quyền".

Lưu Bị đích thân ra trận, Pháp Chính hiến kế, Tào Duệ không anh minh bằng Lưu Bị, Trương Cáp, Tư Mã Ý dụng binh không bằng Pháp Chính, Thục Hán đoạt Ung Lương hoàn toàn không phải chuyện khó.

Còn Gia Cát Lượng, nếu có Pháp Chính thay ông xử lý việc quân cơ, bản thân chỉ cần chuyên tâm xử lý chính sự, phát triển kinh tế đất nước, không cần phải việc gì cũng gánh, rồi mệt mỏi mà qua đời sớm như vậy.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại