Thổ Nhĩ Kỳ mua tên lửa phòng không S-400: Cú đánh xuyên tâm Mỹ-NATO và EU

Mỹ-NATO và cả Liên minh châu Âu có thể sẽ chịu hậu quả nặng nề trước việc Thổ Nhĩ Kỳ đang quyết tâm mua sắm hệ thống phòng không S-400 Nga.

Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm đàm phán mua S-400 Nga

Ngày 18/11, đích thân ông Fikri Isik - Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, quân đội nước này đang tiến hành đàm phán với phía Nga để mua các hệ thống tên lửa phòng không tầm trung-xa S-400. Trong vấn đề này, phía Nga đã đưa ra lập trường rất tích cực.

Theo người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ là ông Ibrahim Kalyn, vấn đề này đã được hai nhà lãnh đạo Vladimir Putin và Recep Tayyip Erdogan bàn bạc tại Istanbul vào ngày 10 tháng 10 vừa qua.

Phát biểu công khai trên kênh truyền hình NTV, ông Ibrahim Kalyn nhấn mạnh rằng, Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng rằng các nước thành viên NATO cũng có quan tâm nghiêm túc đến vấn đề này và hệ thống phòng không Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tương thích với đòi hỏi của khối Liên minh.

Ông cũng khẳng định quan điểm của chính quyền Erodgan là “dù kết quả đàm phán với NATO như thế nào thì Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ không bác bỏ đề xuất của Nga, mà đang tích cực làm việc với chính quyền của ông Putin để hiện thực hóa điều đó”.

Vào tháng 11 năm ngoái, Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức hủy bỏ tất cả hồ sơ mời chào sản xuất các linh kiện cho hệ thống phòng thủ tên lửa trị giá 3,4 tỷ USD trong gói thầu phát triển dự án hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia được nước này công bố vào năm 2009.

Theo kết quả công bố chính thức vào tháng 9/2013, đơn vị thắng thầu là Công ty xuất nhập khẩu cơ giới chính xác Trung Quốc (CPMIEC), với mức giá 3,4 tỷ USD cho các hệ thống phòng không Hồng Kỳ 9 (HQ-9) và các điều kiện ưu đãi về chia sẻ công nghệ.

Tuy nhiên, sau đó trước sức ép của Mỹ và các thành viên khác trong khối NATO, chính quyền Erdogan đã buộc phải hủy bỏ gói thầu này vào tháng 11/2015 và bắt đầu tái triển khai các thủ tục chào thầu.

Vào thời điểm đó, quan hệ Nga-Thổ đang căng thẳng cực độ, Washington và Brussels vô cùng hào hứng với quyết định của chính quyền Erdogan, các công ty Mỹ-EU tràn đầy hy vọng thắng thầu. Tuy nhiên, thời thế đã thay đổi khi quan hệ Moscow-Ankara đang nồng ấm hơn bao giờ hết.

Thổ Nhĩ Kỳ mua tên lửa phòng không S-400: Cú đánh xuyên tâm Mỹ-NATO và EU - Ảnh 1.

Thổ Nhĩ Kỳ bỏ qua S-300, đàm phán mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga.

Việc Thổ Nhĩ Kỳ dự định bắt tay Nga xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa chung cho thấy giữa Ankara và Moscow đã không còn khoảng cách. Tham vọng của Erdogan hoàn toàn có thể được Putin đáp ứng khi quan hệ 2 bên đang ở mức “không còn gì tốt đẹp hơn”.

Những hệ lụy lớn nếu Thổ Nhĩ Kỳ mua tên lửa phòng không S-400

Về quân sự:

Trước đây, các chuyên gia quân sự phương Tây nhận định rằng, nếu Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của mình xoay quanh hệ thống S-300 Nga thì đó sẽ mang lại hệ lụy rất lớn, trên tất cả các lĩnh vực địa-chính trị, kinh tế, ngoại giao, đặc biệt là về mặt quân sự đối với NATO.

Việc Thổ Nhĩ Kỳ nhất định mua S-400 cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ phế bỏ những quy chuẩn của khối về đối tượng tác chiến, loại bỏ các yếu tố cấu thành của hệ thống phòng thủ NATO, xây dựng hệ thống phòng không/phòng thủ không gian chung với Nga.

Việc chính quyền Erdogan đưa các hệ thống phòng không S-400 về Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là thảm họa lớn nhất về mặt quân sự đối với phương Tây. Chưa thể khẳng định Erdogan sẽ rời bỏ NATO nhưng chắc chắn là khối này sẽ không thể kiểm soát được Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, mọi việc sẽ không chỉ dừng lại ở khía cạnh quân sự mà nó còn liên quan mật thiết đến mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ với NATO và Liên minh châu Âu, mà tác động trực tiếp là tới tình hình Syria.

Về chính trị:

Kể từ khi ông Erodgan viết thư xin lỗi Nga hồi cuối tháng 6, đặc biệt là sau vụ đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ hôm 15/7, mà Ankara cho là có sự tiếp tay của một số quan chức Mỹ, quan hệ Nga-Thổ đã được khôi phục toàn diện và có những bước tiến dài.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại