Thiên tai ngày càng hung dữ: Lỗi ở tự nhiên hay có bàn tay con người?

Hoa Hướng Dương |

Bài viết sau sẽ giúp chúng ta có được những cái nhìn khách quan và thuyết phục nhất về những gì mà con người đã làm đối với khí hậu.

Biến đổi khí hậu hay sự ấm lên toàn cầu là những cụm từ thường xuyên được sử dụng trong thời gian gần đây, khi mà những tác động của chúng ngày càng thể hiện rõ nét và tác động sâu sắc tới cuộc sống của con người.

Và con người chứ không ai khác đang hứng chịu chính những hậu quả mà mình đã gây ra, tuy nhiên tại sao chúng ta có thể biết được chính con người là nguyên nhân chính gây ra sự biến đổi khí hậu?

Hãy cùng đi tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi này qua bài viết dưới đây:

"Dấu chân sinh thái" - bằng chứng không thể chối cãi mà con người để lại "hiện trường"

Tại sao con người đã tồn tại qua 21 thế kỷ nhưng chỉ trong vài thập kỷ gần đây, con người mới có thể cảm nhận được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu? Và chỉ mới đây thôi, kể từ năm 1977 trở lại đây, nhiệt độ mỗi năm lại tăng lên và lớn hơn cả nhiệt độ trung bình của thế kỷ 20.

Với 16 đến 17 năm nóng kỷ lục từ năm 2001 mà trong đó đỉnh điểm là năm 2016, năm nóng nhất trong lịch sử. Có vẻ như đã có "điều gì đó" xảy ra trong những thập kỷ gần đây mà tác động của nó còn vượt xa những gì mà con người đã làm từ khi có mặt trên Trái Đất này.

Đầu tiên hãy thử phân tích những nguyên nhân có thể gây ra biến đổi khí hậu:

Việc Trái Đất ấm lên hay biến đổi khí hậu có hai nguyên nhân chính là nguyên nhân tự nhiênnguyên nhân tới từ con người, nhưng trong đó con người được cho là thủ phạm chiếm 97% nguyên nhân gây ra những hiện tượng trên (lý do sẽ được trình bay dưới đây).

Thiên tai ngày càng hung dữ: Lỗi ở tự nhiên hay có bàn tay con người? - Ảnh 2.

Theo thời gian, con người càng "can thiệp" nhiều hơn vào quá trình biến đổi khí hậu. Ảnh Climate Chance.

Nếu như nguyên nhân tự nhiên góp phần làm tăng lượng khí CO2 thải ra khí quyển như cháy rừng, từ quá trình phản ứng sinh khối của vi sinh vật (lên men), thực vật, hoạt động của núi lửa, hoạt động hô hấp của sinh vật hiếu khí... chiếm tỷ lệ rất nhỏ (trừ thảm họa thiên nhiên như va chạm thiên thạch giống như trường hợp biến đổi khí hậu cách đây 45 triệu năm khiến khủng long tuyệt chủng).

Và ngày nay, khó có thể xem đây là nguyên nhân chính dẫn tới biến đổi khí hậu vì nếu ngược lại, biến đổi khí hậu đã diễn ra từ rất lâu chứ không chỉ được biết đến và trở nên rõ rệt những thập kỷ gần đây.

Thay vào đó, nguyên nhân từ con người đều được giới khoa học thống nhất ủng hộ. Cụ thể hơn, nguyên nhân trực tiếp đẩy mạnh sự biến đổi khí hậu trong thời gian gần đây chính là sự tăng hiệu ứng nhà kính do nồng độ CO2 ngày càng tăng cao trong khí quyển.

Trong đó hoạt động đốt cháy than, dầu hỏa, khí đốt chiếm tới 60% lượng CO2 thải ra và nếu tính các loại nhiên liệu khác thì con số này lên tới 70 đến 90%.

Phải chăng cuộc cách mạng công nghiệp đã thúc đẩy biến đổi khí hậu?

Để có thể kết luận điều này các nhà khoa học đã đưa ra những bằng chứng không thể chối cãi, đó chính là "dấu chân sinh thái", điều này cũng giống như dấu vân tay khi thủ phạm để lại hiện trường để từ đó trở thành bằng chứng thuyết phục nhất vậy.

Thuật ngữ "dấu chân sinh thái" được hai nhà khoa học ở ĐH Britist Columbia là nhà kinh tế môi trường William Rees và Mathis Wackernagel nghĩ ra năm 1990.

Định nghĩa: Dấu chân sinh thái là tổng diện tích (gồm hệ sinh thái thủy sinh và trên cạn) tối thiểu nhằm tái tạo tài nguyên và đồng hóa chất thải mà con người thải ra.

Direct evidence of human contribution to atmospheric CO2

Thiên tai ngày càng hung dữ: Lỗi ở tự nhiên hay có bàn tay con người? - Ảnh 4.

Biểu đồ sự tập trung khí CO2 trong không khí qua các năm. Ảnh Climate Central.

Nếu như giai đoạn trước cuộc cách mạng công nghiệp (1750 hay còn gọi là thời kỳ tiền công nghiệp), con người sống khá "chan hòa" với tự nhiên. Thì khi máy móc ra đời, nhu cầu năng lượng nhu cầu năng lượng tăng lên một cách chóng mặt.

Hoạt động công nghiệp dần thay thế vai trò chủ đạo của nông nghiệp, giao thông vận tải phát triển với sự ra đời của các cỗ xe, tàu hỏa, máy bay chạy bằng máy móc (thay thế cho xe ngựa, xe đạp, thuyền bè...).

Từ trước thời kỳ tiền công nghiệp (1750), hàm lượng khí CO2 vốn rất ổn định, khi khoan vào lớp băng Nam Cực và Greenland các nhà khoa học xác định được hàm lượng CO2 chỉ khoảng 180 - 200 ppm (phần triệu) cách đây 18.000 năm trước, con số này chỉ bằng 70% trong thời kỳ tiền công nghiệp (280 ppm).

Thiên tai ngày càng hung dữ: Lỗi ở tự nhiên hay có bàn tay con người? - Ảnh 5.

Việc đốt nhiên liệu hóa thạch khiến nồng độ CO2 tăng cao từ thời kỳ công nghiệp tới nay.

Tới năm 2005, con số này đã lên tới 379 ppm (tăng 31% so với thời tiền công nghiệp), một sự tăng vọt đáng lo ngại dù cho con người nỗ lực hạn chế điều này thông qua Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto, Nghị định thư Montreal...

Tới ngày 18/04/2017 thì con số này đã ở mức kỷ lục là 410 phần triệu ppm (đo được Đài quan sát Mauna Loa ở Hawaii, Mỹ bởi các nhà nghiên cứu của Viện Hải dương học Scripps, Đại học California, Mỹ).

Đánh giá khoa học của IPCC (Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu) chỉ ra rằng hoạt động tiêu thụ năng lượng từ thời kỳ công nghiệp đã chiếm 46 % tác động dẫn tới sự ấm lên toàn cầu trong khi nông nghiệp chỉ chiếm 8%, cháy rừng 18%...

Số liệu cho thấy, các quốc gia càng có nền công nghiệp phát triển (như Anh, Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ...) thì lượng khí thải CO2 thải ra càng lớn (chiếm khoảng 70% so với toàn thế giới).

Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng có tới 2/3 sự tác động vào khí quyển và nhiệt độ đại dương là do lực nhân tạo (anthropogenic forcing) hay nói cách khác, chính con người là thủ phạm chính trong quá trình này.

Ý kiến chuyên gia và cuộc tranh luận trong giới chuyên môn

1. Nghiên cứu của tiến sĩ Sarah A. Green

Một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí Environmental Research Letters do một nhóm các nhà khoa học Mỹ tại Đại học Công nghệ Michigan dẫn đầu bởi tiến sĩ Sarah A. Green chỉ ra rằng: 97% các nhà khoa học và các nghiên cứu về biến đổi khí hậu đều đồng ý rằng:

Con người là nguyên nhân chính dẫn tới hiện trạng này.

Tiến sĩ Sarah A. Green cho biết: "Điều quan trọng ở đây là nó không chỉ là một nghiên cứu, nó là sự đồng thuận của rất nhiều nghiên cứu". Đây cũng là tiếng nói chung của giới khoa học, là thông điệp tới toàn nhân loại hãy ý thức vì những gì đã làm.

Đồng tác giả nghiên cứu, giáo sư lịch sử khoa học Naomi Oreskes (Đại học Harvard University) cho rằng: "Bằng việc sưu tập tài liệu và phân tích tất cả nghiên cứu này... chúng tôi đã có được một bức tranh tổng thể về sự đồng thuận ý kiến mang tính khoa học giữa các chuyên gia khí hậu".

2. Nghiên cứu của John Cook

John Cook, trợ lý giáo sư tại Trung tâm về Truyền thông Biến đổi Khí hậu tại Đại học George Mason (Mỹ), ông là tác giả của các cuốn sách về biến đổi khí hậu như:

Climate Change, Examining the Facts hay Climate Change Science, A Modern Synthesis, Climate Change Denial, Heads in the Sand.

Năm 2013, một nghiên cứu do chính ông dẫn đầu nhằm phân tích và tổng hợp ý kiến từ các nhà khoa học cũng như các bài viết về biến đổi khí hậu và được cựu tổng thống Mỹ là Obama đánh giá cao và đăng tải nó trên chính trang cá nhân Twitter của mình.

Thiên tai ngày càng hung dữ: Lỗi ở tự nhiên hay có bàn tay con người? - Ảnh 6.

Trên trang Twitter của mình, tổng thống đương nhiệm Obama lúc ấy cũng tỏ ý đồng thuận về ý kiến con người là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu. Ảnh Twitter.

Tại Học viện Biến đổi Toàn cầu của Đại học Queensland (Úc), ông cùng nhóm của mình đã tập hợp 11.944 bản báo cáo khoa học từng được công bố từ năm 1991 đến 2011. Trong đó 2/3 trong số chúng không đề cập về mối liên hệ giữa con người và BĐKH.

Nhưng giữa gần 4.000 bài viết nghiên cứu thì có tới 97,1% ý kiến cho rằng chính con người là nguyên nhân làm cho khí hậu biến đổi theo chiều hướng tiêu cực.

Sau đó, Cook tiến hành hỏi thêm 1.200 tác giả của các bản báo cáo khoa học liên quan tới lĩnh vực biến đổi khí hậu và kết quả là có 97,2% ý kiến đồng thuận quan điểm trên.

3. Nghiên cứu của NASA tại Đại học Illinois (Mỹ)

Nghiên cứu vào tháng 1 năm 2009 của NASA được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu Illinois (Mỹ) sau khi khảo sát 3.146 nhà khoa học với 2 câu hỏi: "Có phải sự ấm lên toàn cầu đang diễn ra?" và "Con người có phải là nhân tố chính gây ra điều này?".

Kết quả là có 9/10 nhà khoa học đều tán thành việc Trái Đất đang ấm lên, 82% nói rằng con người là lý do chính dẫn tới thực trạng này. Tuy đây không phải là nghiên cứu toàn diện và không phản ánh ý kiến của toàn bộ các nhà khoa học trên thế giới nhưng cũng rất đáng để chúng ta suy ngẫm.

Năm 2014, nghiên cứu của giáo sư Richard Tol làm việc tại Học viện Nghiên cứu Môi trường tại Amsterdam (Hà Lan) cũng cho thấy cớ tới 97 % ý kiến đồng quan điểm cho là BĐKH là hậu quả mà con người gây ra.

Tol viết: "Không có gì phải nghi ngờ trong tâm trí tôi rằng biến đổi khí hậu có nguyên nhân từ con người".

Còn rất nhiều nghiên cứu khác tương tự như các nghiên cứu trên và đều có kết luận tương tự nhưng bên cạnh đó vẫn có một số nhà khoa học (thuộc nhóm thiểu số) phủ nhận luận điểm này, họ thuộc nhóm chủ nghĩa hoài nghi biến đổi khi hậu.

Dù trong giới khoa học vẫn đang tồn tại hai luồng ý kiến trái ngược này, thế nhưng dù ít dù nhiều, tác động nhiều hay ít, có phải là nguyên nhân chính dẫn tới biến đổi khí hậu hay không thì con người vẫn phải có trách nhiệm với chính môi trường sống và ngôi nhà chung của chính mình và cùng chung tay chống lại cuộc chiến biến đổi khí hậu đang diễn ra từng ngày và ngày càng khốc liệt.

Bài viết được dịch từ các nguồn: Ucsusa.org, Edf.org, Theguardian.com, Independent, Occa

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại