Trung Quốc nhiều lần manh động dùng vũ lực "uy hiếp" biển Đông

hoanghuyen |

Với sự lớn mạnh về kinh tế, quân sự, Trung Quốc ngày càng thể hiện rõ ý đồ bành trướng với các nước láng giềng.

Ba lần dùng vũ lực uy hiếp biển đảo Việt Nam trong lịch sử

Trong lịch sử đã có ít nhất ba lần Trung Quốc đã chủ động sử dụng vũ lực để đánh chiếm các khu vực đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông.

Năm 1956, Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các quần đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Ngày 19/01/1974, hải quân Trung Quốc đã dùng vũ lực gây ra trận chiến kéo dài 30 phút tại quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của Chính quyền Sài Gòn (tức Chính quyền Việt Nam Cộng hòa), sát hại 74 binh sĩ Việt Nam Cộng hòa.

Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên hiệp quốc can thiệp. Chính phủ Cách mạng lâm thời miền nam Việt Nam lúc đó cũng đã ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng phi pháp này.

14 năm sau, một cuộc tấn công tương tự cũng được hải quân Trung Quốc tiến hành tại bãi đá Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

trung-quoc-nhieu-lan-manh-dong-dung-vu-luc-uy-hiep-bien-dong

Với sự lớn mạnh nhanh chóng về mặt quân sự của mình, Trung Quốc ngày càng thể hiện xu hướng sử dụng vũ lực trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trong hàng thập kỷ nay. Nước này liên tục đưa ra lời đe dọa sử dụng vũ lực với Nhật Bản, Philippines và Việt Nam.

Năm 2011: Tàu Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp tàu Viking 2 của Việt Nam

Sáng 9.6.2011, tàu Viking II của Petrovietnam đã bị một tàu cá Trung Quốc chạy cắt ngang phần dây kéo giữ thiết bị dàn trải cáp thu và gây rối 4 đường cáp thu.

Sự kiện trên tiếp nối vụ việc tương tự xảy ra hôm 26/5 gần Việt Nam, vụ tháng 3 gần Philippines và các vụ gây rối trên biển năm ngoái tại quần đảo Senkaku do Nhật quản lý.

trung-quoc-nhieu-lan-manh-dong-dung-vu-luc-uy-hiep-bien-dong

Tàu Hải giám 84 Trung Quốc xâm phạm Lãnh hải Việt Nam hôm 26.5. Đến sáng 9.6, thêm một tàu cá Trung Quốc đã táo tợn xâm phạm lãnh hải Việt Nam

Ngay sau khi vụ việc tàu Trung Quốc tiếp tục gây hấn, cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của VN ngày 9.6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Indonesia Michael Tene cho rằng: “Tình trạng gia tăng các sự cố trên biển Đông cho thấy tầm quan trọng của việc Trung Quốc và ASEAN ngay lập tức đưa ra quy định về việc thực thi Tuyên bố của các bên về ứng xử trên biển Đông (DOC), để những gì đã thống nhất được thực thi đầy đủ”.

trung-quoc-nhieu-lan-manh-dong-dung-vu-luc-uy-hiep-bien-dong

Tàu Trung Quốc bỏ chạy sau khi cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Viking 2.

Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng: “Hành động của các tàu cá và tàu ngư chính Trung Quốc là hoàn toàn có chủ ý, được tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng, đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam...".

Philippines ngày 7.6 đã cáo buộc Bắc Kinh vi phạm thô bạo một thỏa thuận ký năm 2002 giữa Trung Quốc và ASEAN nhằm ngăn chặn các vụ xung đột tại quần đảo Trường Sa có tranh chấp trên biển Đông.

Không ngần ngại sử dụng quân sự để giải quyết tranh chấp

Hiện nay, trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông đang gia tăng, Trung Quốc đã ra sức tăng cường xây dựng tiềm lực quốc phòng, đặc biệt là không quân và hải quân (Tàu sân bay, tàu ngầm, tàu khu trục tên lửa, máy bay SU 27, SU 30, tiếp dầu trên không, tổ chức tập trận hải quân).

Dự kiến năm 2015, Trung Quốc sẽ trở thành “siêu cường quân sự thế giới”, có khả năng tác chiến biển xa. Thực tế này cho thấy, Trung Quốc không ngần ngại sử dụng lực lượng quân sự trong việc giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng.

trung-quoc-nhieu-lan-manh-dong-dung-vu-luc-uy-hiep-bien-dong

Đội tàu tên lửa cao tốc tàng hình của hải quân Trung Quốc. Mỗi tàu này trị giá tới 40 triệu USD, được trang bị tên lửa và khả năng tấn công chớp nhoáng. Ảnh:Chinamil.

Minh chứng rõ nhất cho thái độ quá khích này của Trung Quốc chính là sự phản ứng trước việc ra Sách Trắng quốc phòng thường niên 2012 của Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 30/7

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh cho rằng phía Nhật Bản đã có những tuyên bố sai lầm, xâm phạm chủ quyền Trung Quốc.

Ông Cảnh tuyên bố để bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích biển, quân đội Trung Quốc sẽ thực thi chức trách của mình, bằng cách dùng biện pháp mạnh để kiềm chế Nhật Bản.

Chính những chính sách mang tính quân sự này của Trung Quốc  chính là nguyên nhân gây ra tình hình bất ổn về an ninh, chính trị tại Biển Đông. Chắc chắn nước này sẽ còn sử dụng nhiều biện pháp, và bước đi khác nhau để đạt được mục đích. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng cần phải cân nhắc, tính toán đến lợi ích và phản ứng của các cường quốc có liên quan, đặc biệt là Mỹ, Nhật, Ấn Độ và sự hợp lực của ASEAN.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại