10 phong tục kỳ quặc về việc sinh con của phụ nữ

Hưng |

(Soha.vn) - Sinh con luôn là điều tuyệt vời và là bản năng thiêng liêng của mỗi người phụ nữ.

1.Trẻ Bali không được chạm đất

Có rất nghi lễ kỳ lạ khác nhau cho những đứa trẻ ở Bali, có thể nêu một lễ hội có tên Ari Ari Setra làm ví dụ. Người Bali tin rằng nhau thai, hay ari ari, có sức mạnh tinh thần như một thiên thần hộ mệnh bảo vệ đứa trẻ. Do đó, cha mẹ của chúng sẽ chôn nhau thai theo hình thức nghi lễ trong một nghĩa trang đặc biệt. Nhưng có lẽ điều kỳ lạ nhất là trẻ sơ sinh không được phép chạm vào mặt đất cho đến khi chúng đạt đến ba tháng tuổi.

Trẻ sơ sinh được coi là sự tinh khiết, và nếu tiếp xúc với sàn nhà trong vòng ba tháng sẽ thì các bé sẽ bị “vấy bẩn”. Sau 3 tháng, gia đình tổ chức một buổi lễ chính thức đánh dấu sự hoàn thành nghi lễ, trong đó các bé đi mặt đất lần đầu tiên.

2. Ăn nhau thai

Nhau thai có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho bào thai.  Và có nhiều người mẹ ăn nhau thai sau khi sinh để hấp thụ các kích thích tố và chất dinh dưỡng khác. Điều này rất phổ biến ở các loài động vật có thể không có loại thực phẩm khác sau khi sinh và ăn để lấy lại sức. Y học cổ truyền ở Trung Quốc, Jamaica, và các một vài khu vực của Ấn Độ cũng đã khuyến khích việc ăn nhau thai vì  một vài lý do bí ẩn khác nhau.

Khoa học hiện đại cho rằng kích thích tố từ nhau thai có thể làm giảm căng thẳng và làm giải tỏa căng thẳng. Các nhà khoa học vẫn còn hoài nghi về công dụng của nó. Chế biến hoặc nấu nhau thai sẽ phá hủy các hormone và protein khác, trong khi ăn bạn có thể sẽ gặp phải rủi ro hơn là các giá trị nó mang lại

3. Bôi bánh kem và rượu Whisky vào đứa trẻ

Một số cặp vợ chồng để lại một ít bánh kem cưới của họ cho lễ kỷ niệm sau này, nhưng các cặp vợ chồng Ailen truyền thống lại giữ nguyên bánh kem cưới của họ cho một dịp khác: Lễ rửa tội của đứa con đầu lòng. Cha mẹ sẽ cắt một ít bánh ở tầng trên cùng của chiếc bánh, rồi đưa cho khách và rắc một ít vụn bánh trên trán của trẻ để ban phước cho nó với lời cầu chúc may mắn.

Một chiếc bánh cưới của người Ailen thường đi kèm với một ly rượu whisky vừa đủ. Vì một vài mẩu bánh và rượu sẽ không đủ để ban phước cho một đứa trẻ Ailen nên các cặp vợ chồng thường để lại một ít rượu sâm banh từ đám cưới cùng với bánh, và họ mở nó cho đến ngày lễ rửa tội cho bé và sử dụng nó để làm ướt đầu em bé để cầu chúc sự may mắn.

4. Kích thích bộ phận sinh dục của bé

Người Mãn Châu, một dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, lại có một cách kỳ lạ để thể hiện tình yêu của mình với những đứa trẻ sơ sinh. Hình thức chính ở đây là họ sẽ thực hiện trên bộ phận sinh dục của trẻ. Với các bé gái, cha mẹ sẽ cù vào bộ phận nhạy cảm đó, trong khi các bé trai thì sẽ được “hôn”.

Điều này cũng tương tự như một số nền văn hóa khác, ví dụ như ở ở Thái Lan, Nhật Bản và Ấn Độ. Tất nhiên, hành động này sẽ không có ý nghĩa tình dục. Có một điều thú vị là người Mãn Châu không xem những nụ hôn có ý nghĩa tình dục, ngay cả khi trao cho một thành viên gia đình hoặc trẻ em. Do đó, cha mẹ người Mãn Châu sẽ không bao giờ hôn khuôn mặt của con em mình.

5. Các hình phạt với những người mẹ không mang bầu

Ở Trung Quốc có rất nhiều phong tục độc đáo khác. Ví dụ, khi một cặp vợ chồng Trung Quốc kết hôn và vào nhà lần đầu tiên thì người chồng phải có nghĩa vụ phải đưa vợ mình qua ngưỡng cửa, giống như nghi thức quốc tế vậy, nhưng ông chồng cũng phải mang vợ mình qua những than lửa đỏ để đảm bảo rằng cô ấy có thể sinh con mà không có vấn đề nào. Nếu sau này người vợ không có thai thì cô phải đối mặt với một loạt các lệnh cấm truyền thống bất thường và kỳ lạ khác. Cô không được phép trò chuyện với bất kỳ ai, không được phép cười quá to, không được tức giận hay thậm có ý nghĩ xấu. Cô không được nhìn vào màu sắc dễ gây sự ức chế chỉ nên ăn thực phẩm có màu sáng và không bao giờ được ngồi trên một tấm thảm nhăn nheo, tránh trường hợp đứa trẻ sinh ra bị dị tật.

Hơn nữa, cô phải ngủ với một con dao dưới gầm giường của mình để  ngăn chặn tà ma. Đặc biệt, căn nhà không được sửa chữa hay xây mới trong suốt thời gian mang thai và người mẹ có thể có hoàn toàn không có chuyện quan hệ tình dục.

6. Khạc nhổ vào đứa bé

Người Wolof ở Mauritania và các nước xung quanh tin rằng nước bọt con người có thể giữ lại những lời nói. Do đó, họ nhổ nước bọt dính vào trẻ sơ sinh để ban thêm phước lành. Khi một em bé được sinh ra thì người phụ nữ nhổ vào mặt đứa bé còn những người đàn ông nhổ vào tai của bé. Và sau đó, họ chà nước bọt trên  đầu của nó. Bộ tộc Igbo ở Nigeria lại có phương pháp khác và họ tin là tốt hơn. Khi một em bé được sinh ra, nó sẽ được mang đến ngôi nhà của tổ tiên của gia đình. Ở đó, một người họ hàng nếu một nhà hùng biện giỏi sẽ nhai một ít hạt tiêu cá sấu rồi nhả trên một ngón tay, và đặt nó trong miệng của bé. Điều này được cho rằng đứa trẻ lớn lên sẽ thành một nhà hùng biện xuất sắc.

7. Tắm đứa bé Maya trong nước lạnh băng

Bạn làm gì để giữ em bé của tránh khỏi sự tăng nhiệt đột ngột và phát ban? Nếu bạn trả lời có thể dập tắt chúng trong nước lạnh băng thì đấy là một cơ hội tốt cho bạn của người Maya.

Trong khí hậu nóng như Guatemala, các bà mẹ của người Maya nghĩ rằng phòng tắm băng là cách tốt nhất để chống lại sự phát ban nhiệt. Các em bé thường hét lên trong thời gian ở bồn tắm, nhưng các bà mẹ không quan tâm cho lắm. Họ sẽ dỗ dành các em bé đi vào giấc ngủ ngay sau đó. Và có hay không đó là sự thật khi các nhân chứng nói rằng tắm nước đá thực sự chữa bệnh phát ban nhiệt.

8. Cuộc thi chạy đua của các bé ở Luthuanian

Mỗi năm, cả nước sẽ tổ chức một cuộc thi chạy để tìm ra một bé đạt ngôi quán quân nhanh nhất. Sự kiện này thường được đánh dấu bằng những khoảnh khắc vui nhộn khi các em bé không phải làm gì ngoài việc bò, hay lăn đến vạch đích. Cha mẹ sẽ “dụ” chúng bằng cách giữ đồ chơi hoặc các đồ vật sáng bóng khác. Cuộc đua thậm chí còn được hỗ trợ bởi các nhà tài trợ và thường thu hút đám đông khổng lồ mỗi năm. Nó dự kiến được tổ chức vào ​​ngày 1/6 hàng năm, và cũng là ngày bảo vệ trẻ em quốc tế.

9. Không được trợ cấp khi sinh ở Nigeria

Trong một số khu vực nông thôn Nigeria, phụ nữ mang thai phải có nghĩa vụ tự sinh con một mình. Nữ hộ sinh và những người có chuyên môn hỗ trợ khác chỉ đến ở sau khi giao họ sinh con, nhưng những người phụ nữ  này mong muốn ​​sẽ tự mình làm điều này mà không có bất kỳ sự giúp đỡ nào .

Phong tục này vẫn còn tái diễn do sự đói nghèo và địa vị xã hội thấp của phụ nữ  Trong rất nhiều trường hợp, gia đình không muốn hỗ trợ sự giúp đỡ từ bên ngoài, mà không quan tâm đến bao nhiêu người mẹ cần đến nó hay không. Một số tổ chức đang có xu hướng hòa nhập khu vực nông thôn và các dịch trợ giúp vì nếu không được giúp đỡ thì bà mẹ sinh thường bị sẩy thai hoặc mắc các biến chứng khác.

10. Các bà mẹ bị cô lập ở Pakistan

Bà mẹ Kalash ở Pakistan cũng theo truyền thống khi sinh con thì họ thường phải ra khỏi nhà nhưng vì lý do khác nhau: Văn hoá ở đây xem các bà mẹ khi mang nặng đẻ đau là sự vấy bẩn. Do đó, các bà mẹ phải sinh con trong một ngôi nhà hẻo lánh đặc biệt có tên Bashleni.

Điều này giúp cho người đàn ông tránh xa được các chất lỏng uế và không khí chung nơi sinh nở vì sợ gây ô nhiễm đến mình. Ngay cả những người phụ nữ cho dù trong quá khứ đã trải qua hay tương lai sẽ đến lượt mình thì họ cũng không muốn ở đây. Những người duy nhất có thể vào nhà để giúp họ là phụ nữ đang có kinh nguyệt bởi vì họ cũng không được “sạch sẽ” ở giai đoạn này.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại