Thế chiến thứ 3 tại Syria đã cận kề - Điều không tránh khỏi?

Bảo Lam |

Đó là giả thiết mà nhà bình luận Anton Chablin đưa ra trong bài viết trên trang Svpressa.ru. Ai sẽ bước ra với vai trò kẻ chiến thắng trong cuộc chiến giành Damask - Nga hay Mỹ?

Ngày càng xuất hiện nhiều trên các mặt báo của Mỹ những bình luận về đề tài điều gì sẽ xảy ra với khu vực Trung Đông sau thất bại của IS. Một số chuyên gia thậm chí còn dự đoán rằng, có thể xảy ra vụ xung đột vũ trang trực tiếp giữa Nga và Mỹ, mà được các bên ủng hộ trong cuộc nội chiến tại Syria. Những dự đoán này thực sự có thể trở thành hiện thực hay không?

Kẻ chiến thắng trong cuộc chiến tranh Syria sẽ là… Iran

Về việc sự thất trận không thể tránh khỏi được chứng minh bằng những thông tin quân sự bay về từ thủ đô của quốc gia tự xưng IS - Raqqa mà hiện đang bị các đơn vị của Quân đội tự do Syria cùng với lực lượng dân quân người Kurd (do Mỹ hậu thuẫn) càn quét.

Trong số những kẻ đang càn quét Raqqa có cả các lính tình nguyện Thổ Nhĩ Kỳ - những kẻ theo chủ nghĩa Mác xít kiểu mới, mà đứng trong hàng ngũ của "Tiểu đoàn tự do quốc tế".

Những chiến dịch quân sự bên rìa Raqqa còn đang được cả các phi công quân sự Nga tiến hành và trong một chiến dịch như vậy, theo phỏng đoán, thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Bagdadi đã bị tiêu diệt (thật mỉa mai - tới tận lần thứ 5).

Thế chiến thứ 3 tại Syria đã cận kề - Điều không tránh khỏi? - Ảnh 1.

Ảnh: AP/TASS

Thêm một trong số những thành phố trọng điểm mà xung quanh nó đang diễn ra các trận giao tranh giành giật cứ điểm đó là Deir EzZor, nằm ở phía đông Syria (từ năm 2014, nó thuộc quyền kiểm soát của các tay súng khủng bố IS).

Trận chiến giành lại thành phố này cũng được quân đội chính phủ Assad triển khai với sự yểm trợ của Nga và Iran: họ đang tiến về phía thành phố này theo quốc lộ M20 từ tỉnh Palmyra.

Hôm 18/6/2017, một cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào lãnh thổ Syria, chính xác hơn là nhằm vào tỉnh Deir EzZor, nơi có một vài doanh trại của IS bị tiêu diệt, đã được triển khai từ lãnh thổ Iran.

Theo tuyên bố chính thức của Khối những người bảo vệ cách mạng Hồi giáo, đó là phản ứng đáp trả trước vụ khủng bố kép diễn ra tại Tehran hôm 7/6/2017 khiến 18 người thiệt mạng. Nói chính xác hơn thì Iran khẳng định rằng, đứng đằng sau vụ khủng bố này có thể là… Washington.

Hành động này không có gì đáng ngạc nhiên. Deir EzZor là tỉnh nhiều trữ lượng dầu mỏ, và có thể trong tương lai sẽ trở thành "cây cầu" cạn giữa Iran và Syria, còn sau đó thậm chí với Li-băng (nơi đóng quân của tổ chức được Iran chính thức hậu thuẫn "Hezbollah").

Iran, về phần mình, có thể giành được cửa ngõ trực tiếp tới thẳng Địa Trung Hải (chạy qua những tỉnh phía tây đông dân cư của Syria mà được kiểm soát với Assad trong suốt thời gian diễn ra cuộc nội chiến).

Người Mỹ ngắm kỹ mới tấn công Damask

Liên quân NATO do Mỹ đứng đầu đã biến địa danh Al-Tanf, gần biên giới với Iran và Jordany thành khu vực tăng cường của mình (đây là trạm kiểm soát nằm trên tuyến đường bộ chiến lược "Damask-Bagdad").

Lực lượng tấn công chủ lực đóng tại đây là quân nổi dậy của Quân đội tự do Syria (những kẻ chiến đấu chống lại Bashar Assad), mà đang được các cố vấn quân sự và đặc nhiệm Mỹ huấn luyện. Theo nhiều thông tin khác nhau, hiện giờ ở đây có khoảng trên 1000 lính Mỹ và Anh.

Hôm 9/6/2017, các đơn vị Syria đã thông báo về việc chỉ còn cách biên giới với Iran vỏn vẹn 27km chếch về phía đông bắc Al-Tanf: điều này gần như có ý nghĩa rằng, còn đường phía trước để tiến lên phía bắc Syria đã bị cắt đứt đối với quân nổi dậy.

Bước tiến này của quân đội Assad khiến Washington lo lắng bởi vì điều đó có nghĩa Iran sẽ được tăng cường đáng kể, từ đó quân đội Assad sẽ nhận được sự hỗ trợ chiến đấu từ phía quân nổi dậy người Shiit.

Chính Al-Tanf hiện giờ đang trở thành hòn đá sắc cạnh trong cuộc chiến tranh giành Syria. Liên quân NATO đã thông báo khu vực xung quanh căn cứ này là "vùng phi chiến sự" mà không cần thống nhất với Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, những nước cách đây một tháng cũng thiết lập "các khu vực phi chiến sự" ở nhiều nơi trên khắp Syria nhằm mục đích bảo vệ thường dân.

Và trong vài tháng gần đây, Quân đội Syria có mặt tại "những khu vực phi chiến sự" xung quanh Al-Tanf này (xin nhắc lại, không được cả Moscow và Damask công nhận) đã chịu nhiều cuộc không kích của người Mỹ.

Vào ngày 18/6/2017, chiếc máy bay tiêm kích F-18 Hornet của Mỹ đã bắn rơi chiếc máy bay của Syria, mà theo thông báo chính thức của Damask thực hiện nhiệm vụ không kích các cứ điểm của Damask.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã phản ứng vô cùng cứng rắn trước vụ việc này: trong cuộc nói chuyện với người đồng cấp phía Mỹ, Rex Tillerson, ông Lavrov gọi vụ tấn công nhằm vào chiếc máy bay quân sự của Syria là "hành động vi phạm trắng trợn chủ quyền của Syria" và yêu cầu áp dụng "những biện pháp cụ thể" để các sự cố tương tự không lặp lại trong tương lai.

Ngoài ra, Nga tuyên bố sẽ bắn hạ bất cứ chiếc máy bay nào của Liên quân NATO xuất hiện tại phía tây Evrafat (đó lại là tỉnh Deir-EzZor – gần biên giới Syria-Iraq – nơi mà tất cả các bên đang tranh giành quyền kiểm soát).

Chính "sự trao đổi các cuộc tấn công" này đã tạo cơ hội cho các nhà phân tích quân sự so sánh sức mạnh của những nhóm vũ trang do Mỹ và Nga tổ chức tại Trung Đông.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Business Insider, cố vấn quân sự của công ty Stratfor, ông Omar Lamrani thậm chí còn bày tỏ quan điểm cho rằng, trong trường hợp xung đột trực tiếp, Nga sẽ không chiếm được ưu thế cả trên không lẫn trong hệ thống phòng không.

Thế chiến thứ 3 tại Syria đã cận kề - Điều không tránh khỏi? - Ảnh 2.

Biếm họa chiến tranh ở Syria.

Thay vì chiến tranh lạnh – sẽ là chiến tranh tích hợp

"Gần 25 máy bay của Nga (trong đó bao gồm Su-35 và Su-30) sẽ phải đối mặt với các máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5, hàng chục máy bay tấn công, F-15, F-16, cũng như các máy bay ném bom B-1 và B-52. Và tất nhiên, với sức mạnh của Hạm đội Hải quân Mỹ và gần hàng trăm tên lửa Tomahawk", ông Lamrani đến từ Stratfor nhận định.

Và ngày càng nhiều những tuyên bố tương tự của các chuyên gia Mỹ. Ngôn từ cứ như cuộc xung đột quân sự đúng là không thể tránh khỏi. Vậy có thể xảy ra cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Mỹ tại Trung Đông vào thời điểm hiện nay hay không?

Để trả lời câu hỏi này "Svpressa.ru" đã tham vấn ý kiến của chuyên gia nghiên cứu Hồi giáo, Rais Suleimanov, chuyên gia Viện Chiến lược quốc gia Nga và tổng biên tập tạp chí khoa học "Thế giới Đạo Hồi".

Theo ông Suleimanov, điều này hoàn toàn bị loại trừ. Cả Moscow lẫn Washington sẽ không công khai tuyên chiến với nhau. Trong thế kỷ 21, các cường quốc lớn thích chiến đấu bằng phương pháp "chiến tranh tích hợp".

Bên cạnh đó, họ không tuyên chiến với nhau về mặt hình thức, nhưng thực sự chiến đấu với nhau bằng cách cung cấp khí tài quân sự cũng như nhân sự (lấy ví dụ dưới hình thức lính tình nguyện) cho bên này hay bên kia của cuộc xung đột ở khu vực nào đó. Những sự kiện tại Ukraine hoặc Syria khẳng định điều đó ở nhiều mức độ khác nhau.

Trả lời câu hỏi, về hình thức Nga và Mỹ chiến đấu trên cùng một chiến tuyến chống lại IS tại Syria, ông Suleimanov chia sẻ rằng, Moscow đang ủng hộ chính quyền hợp hiến Assad trong cuộc nội chiến này, còn Mỹ - Quân đội tự do Syria.

Mặc dù cả 2 cường quốc cùng chống lại IS. Thậm chí sau khi IS thất trận, cả Nga và Mỹ vẫn giữ nguyên sự hỗ trợ cho các bên trong cuộc xung đột kéo dài nhiều năm nay (nó kéo dài tương đương với Thế chiến thứ 2).

Câu hỏi lãnh thổ Syria có còn nguyên vẹn như một quốc gia hay không vẫn còn đang bỏ ngỏ. Không nên không tính đến việc vào tháng 9/2017 sẽ diễn ra cuộc trưng cầu dân ý về độc lập của Kurdistan theo sáng kiến của những người Kurd gốc Iraq.

Mà điều đó sẽ kéo theo những thay đổi về hình thái của khu vực này tại Trung Đông. Và "vấn đề người Kurd" sẽ lại là chiến trường để các cường quốc thế giới và khu vực đối đầu này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại