Tham vọng tàng hình của không quân Trung Quốc

Anh Minh |

Không quân Trung Quốc đang tiến hành tàng hình hóa phi đội máy bay chiến đấu của họ, như những gì đang diễn ra với máy bay tiêm kích và máy bay ném bom.

Tuy nhiên công việc phát triển máy bay tàng hình không phải là xuôi chèo mát mái khi các kỹ sư đang phải vật lộn với các vấn đề của một số công nghệ quan trọng.

Nhưng Bộ Quốc phòng Mỹ không nghĩ rằng những thách thức công nghệ sẽ ngăn cản được chặn không quân Trung Quốc trở thành một lực lượng tàng hình thế hệ thứ năm.

Hiện nay Không quân Trung Quốc đang mở rộng hạm đội máy bay chiến đấu tàng hình J-20, đồng thời chuẩn bị trang bị máy bay chiến đấu tàng hình J-31 và máy bay ném bom tàng hình tầm xa H-20, Bộ Quốc phòng Mỹ cảnh báo trong báo cáo thường niên năm 2019 về sự phát triển của quân đội Trung Quốc.

Tham vọng tàng hình của không quân Trung Quốc - Ảnh 1.

J-31

Hiện đại hóa Không quân Quân giải phóng Nhân dân (PLAAF) là ưu tiên hàng đầu của các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc. Lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã nhiều lần kêu gọi PLAAF nỗ lực, có thể phô trương sức mạnh tầm xa và hỗ trợ các lợi ích quốc gia của Trung Quốc bất cứ nơi nào họ muốn, Lầu Năm Góc báo cáo.

Kế hoạch gia tăng phiên chế các tiêm kích thế hệ 5 của PLAAF sẽ tăng cường khả năng không đối không, tăng thêm sức mạnh cho phi đội gồm Su-27 / Su-30 mua của Nga và J-11A, J-11B thế hệ thứ tư do Trung Quốc chế tạo, hay các máy bay chiến đấu J-16 tiên tiến hơn.

J-20 và J-31 có tính cơ động cao, khả năng tàng hình và khoang vũ khí bên trong, hệ thống điện tử hàng không và cảm biến tiên tiến giúp nâng cao khả năng nhận định tình huống, theo dõi và bắt bám mục tiêu bằng radar tiên tiến và hệ thống tác chiến điện tử tích hợp, National Interest trích báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết.

Tiêm kích tàng hình J-20 đã thực hiện một chuyến bay biểu diễn trong cuộc diễu binh kỷ niệm 90 năm thành lập quân đội Trung Quốc (PLA) vào tháng 7/2017, và J-20 có thể đã bắt đầu hoạt động với số lượng nhỏ, có thể với một đơn vị thử nghiệm và huấn luyện.

Một nguyên mẫu FC-31 được sửa đổi đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào cuối tháng 12/2016, mặc dù việc sản xuất loạt khó có thể bắt đầu cho đến ít nhất là năm 2019. Trung Quốc đang gặp khó khăn với động cơ và radar cho các máy bay này.

Nhưng theo National Interest, Lầu Năm Góc rõ ràng có ít thông tin về máy bay ném bom H-20 hơn so với J-20 và J-31.

Theo tuyên bố công khai năm 2016 của chỉ huy PLAAF, tướng Mã Hiểu Thiên, Trung Quốc đang phát triển một thế hệ máy bay ném bom tầm xa mới có tên là H-20, có thể ra mắt vào thập kỷ tới với các tính năng tàng hình, có nhiều công nghệ thế hệ thứ năm, tải trọng ít nhất là 10 tấn, và khả năng sử dụng cả vũ khí hạt nhân và thông thường.

Máy bay này được nói là có tầm bay trên 8.500km.

Một bức ảnh chụp nguyên mẫu H-20 cho thấy một máy bay như 2 loại loại máy bay tàng hình của Mỹ ghép lại: cánh giống máy bay ném bom B-2 và thân giống máy bay không người lái X-47B.

Bên cạnh đó, có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang phát triển một máy bay máy bay cường kích hạng trung, mà báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc không đề cập. Tuy nhiên, máy bay cường kích JH-XX mới đã xuất hiện trong một báo cáo riêng, tháng 1/2019 từ Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA).

"PLAAF đang phát triển các máy bay ném bom tàng hình tầm trung và tầm xa mới để tấn công các mục tiêu khu vực và toàn cầu", DIA báo cáo.

Công nghệ tàng hình tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các máy bay ném bom mới này, có thể sẽ hoạt động nhưng không sớm hơn năm 2025.

"Ngành hàng không Trung Quốc đang phát triển máy bay vận tải lớn, máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư đến thứ năm kết hợp các công nghệ quan sát thấp, trinh sát hiện đại và tấn công UAV và máy bay trực thăng tấn công", DIA viết trong báo cáo.

"Nhưng ngành công nghiệp máy bay của Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào các bộ phận có nguồn gốc nước ngoài cho các động cơ máy bay hiệu suất cao, đáng tin cậy, đã được chứng minh".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại