"Tên tôi là Popov, Duško Popov", câu chuyện về nhân vật có thật đã truyền cảm hứng cho điệp viên 007

Dink |

Đây là câu chuyện đằng sau người điệp viên góp công chiến thắng Đức Quốc Xã, là nhân vật trực tiếp tạo nên cái tên James Bond - 007 huyền thoại.

Có thể bạn biết nhân vật James Bond bước ra từ bộ tiểu thuyết đồ sộ của Ian Fleming? Bản thân ông là một sĩ quan tình báo tài năng, thông minh, nổi nhất trong số những bạn hữu của mình do bản chất đào hoa và ưa thích rượu ngon, xe đẹp.

Toàn bộ những tố chất trên của tác giả Ian Fleming đều có tại James Bond. Tuy nhiên, nhân vật hư cấu nổi tiếng này lại không dựa trên chính tác giả Fleming, đó là điệp viên hai mang người Yugoslavia, Dušan "Duško" Popov, hoạt động thời Thế Chiến thứ Hai.

Thật khó tưởng tượng cảnh ông bước ra, giới thiệu rằng “Tên tôi là Popov, Duško Popov”, hoàn toàn không ngầu bằng James Bond.

Tên tôi là Popov, Duško Popov, câu chuyện về nhân vật có thật đã truyền cảm hứng cho điệp viên 007 - Ảnh 1.

Các đời James Bond, bạn bắt đầu xem từ ai?

Suốt cuộc Chiến tranh Thế giới Thứ Hai, Ian Fleming làm công việc trợ lý đặc biệt cho giám đốc Tình báo Hải quân, tính chất công việc yêu cầu ông phải tham gia vào nhiều nhiệm vụ gián điệp, nó cho ông một cái nhìn sâu hơn về chính nhân vật nổi tiếng mà sau này ông tạo dựng nên.

Sinh ra trong một gia đình giàu có, ông đã thử làm nhiều nghề trước khi quyết định trở thành một tiểu thuyết gia.

Tên tôi là Popov, Duško Popov, câu chuyện về nhân vật có thật đã truyền cảm hứng cho điệp viên 007 - Ảnh 2.

Bộ tiểu thuyết của Ian Fleming.

Bộ truyện có sự góp mặt của James Bond được sinh ra sau khi chiến tranh đã kết thúc. Ông thừa nhận rằng những câu chuyện của Bond chịu ảnh hưởng ít nhiều từ những câu chuyện, những cá nhân ông đã gặp trong thời chiến. Một trong số đó là một cuộc gặp tại casino Estoril ở Bồ Đào Nha, ấy là năm 1941.

Cuốn sách viết về tiểu sử của điệp viên Dušan "Duško" Popov, Tiến vào Miệng Sư tử - Into the Lion’s Mouth được viết nên bởi Larry Loftis, đã chỉ ra rõ thời điểm nào, tác giả Fleming bắt đầu quan sát những tiểu tiết về phong cách của vị điệp viên trên.

Đó là tại một bàn chơi bài (vì đó là casino mà!), nơi Popov vừa đặt cược ngược lại đối thủ của mình, một người giàu có trốn thoát khỏi Đức Quốc Xã. Bạn cũng có thể đoán ra, casino Estoril ấy sẽ sớm biến thành Casino Royale của một trong những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Fleming.

Tên tôi là Popov, Duško Popov, câu chuyện về nhân vật có thật đã truyền cảm hứng cho điệp viên 007 - Ảnh 3.

Dušan "Duško" Popov

Ian Fleming nhận trách nhiệm hộ tống Popov dưới danh nghĩa là điệp viên mật của MI6. Lúc đó, điệp viên Popov đang mang trên người 40.000 USD được đưa cho bởi chính Chính phủ Anh.

Và ông đã đặt toàn bộ số tiền khổng lồ ấy lên bàn để đe dọa đối phương. 40.000 USD có lẽ là gấp 10 lần số tiền một người kiếm được trong một năm vào cái thời điểm những năm 1940 ấy. Toàn bộ casino chìm trong im lặng, đối thủ của Popov rời cuộc chơi.

Tên tôi là Popov, Duško Popov, câu chuyện về nhân vật có thật đã truyền cảm hứng cho điệp viên 007 - Ảnh 4.

Tấm poster cũ của casino Estoril.

Lai lịch của Popov cũng có thể giải thích được tại sao Popov lại có thể thành công trong một pha liều mình như thế. Duško Popov sinh ra tại Balkan Peninsula tại Serbia, trong một gia đình giàu có và điều đó đã cho ông rất nhiều lợi thế.

Ông được giáo dục cẩn thận, có một tấm bằng luật danh giá và ít lâu sau, có thể mở được một công ty luật của riêng mình. Ông nói trôi chảy tiếng Đức, có nhiều mối quan hệ với những quan chức cấp cao của Đức – những nguồn tin mật về Đức Quốc Xã cực kì quý giá.

Vào thời điểm khởi đầu Thế chiến Thứ Hai, ông được tổ chức tình báo Đức Abwehr chiêu mộ - họ nhận ra những tiềm năng hiếm có nơi một sĩ quan tình báo giỏi giang. Abwehr huấn luyện Popov, và đặt cho ông mật danh là Ivan.

Tên tôi là Popov, Duško Popov, câu chuyện về nhân vật có thật đã truyền cảm hứng cho điệp viên 007 - Ảnh 5.

Ca sĩ, nhà sáng tác nhạc, nghệ sĩ piano, diễn viên Hoagy Carmichael - người được Ian Fleming cho là hoàn hảo với vai James Bond.

Popov nhận lệnh tới London, với danh nghĩa là một sĩ quan tình báo, xin làm cho quân đội Anh với lời hứa sẽ trở thành một điệp viên đắc lực, giúp họ đánh bại khối Trục Phát-xít.

Ban đầu, những nhà cầm quyền nước Anh nghi ngờ động cơ của Popov, nhưng rồi vẫn quyết định đưa ông tới trụ sợ của MI6 để tiến hành nhận việc. Ông đã có được sự tin tưởng của quân Đồng Minh, và nhận một mật danh khác, là Tricycle.

Tên tôi là Popov, Duško Popov, câu chuyện về nhân vật có thật đã truyền cảm hứng cho điệp viên 007 - Ảnh 6.

Vai trò điệp viên hai mang của Popov là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến chiến thắng của quân Đồng Minh trước khối Trục.

Đức yêu cầu điệp viên của mình mang về thông tin từ phía Anh, và Anh thì lại đưa cho Popov những thông tin giả để “mớm” cho phía Đức. Những thông tin ấy đủ độ thật – giả để khiến cho quân Đức tin rằng mình đang có một điệp viên tài tình và một điệp vụ trót lọt.

Cống hiến lớn nhất của Popov trong quá trình làm điệp viên của mình là thuyết phục quân Đức rằng cuộc tấn công giành lại Châu Âu sẽ không diễn ra tại Normandy mà là tại Calais. Điều này đã khiến Hitler điều một lực lượng lớn quân của mình khỏi bãi biến Normandy, do đó quân Đồng Minh gồm lính Anh và Mỹ đã có thể đổ bộ lên bờ biển Normandy một cách dễ dàng hơn.

Tuy vậy, có một quốc gia mà Popov đã không thể lấy được lòng tin.

Tên tôi là Popov, Duško Popov, câu chuyện về nhân vật có thật đã truyền cảm hứng cho điệp viên 007 - Ảnh 7.

Ảnh hộ chiếu của Duško Popov.

Năm 1941, Abwehr cử Popov tới Hoa Kỳ để thu thập thông tin tình báo, thiết lập một mạng lưới điệp viên mới ngay trong lòng nước Mỹ. Ông được giao cho một danh sách những thông tin cần có, bao gồm cả việc bố trí phòng thủ tại Trân Châu Cảng đặt ở Hawaii.

Popov tới trụ sở của FBI, cảnh báo những nhân viên cấp cao tại đó rằng kẻ địch đang nhắm tới hệ thống phòng thủ của Mỹ đặt tại Hawaii xa xôi.

Trái ngược với những gì Popov mong đợi, giám đốc FBI lúc ấy, J. Edgar Hoover đã không tin những thông tin tình báo do Popov cung cấp. Hoover vốn nổi tiếng với việc không tin tưởng những người không có quốc tịch Mỹ.

Nhưng đủ chuyện tình báo và thuyết âm mưu giữa những nước tham gia chiến tranh rồi. Chắc hẳn bạn có biết rằng James Bond nổi tiếng sát gái, và đặc điểm đó cũng được truyền cảm hứng bởi chính điệp viên Duško Popov.

Trước khi cuộc chiến nổ ra, Popov có mối tình với nữ diễn viên xinh đẹp Simone Simon, người con gái mà ông đã gặp tại Paris hoa lệ. Popov cũng được biết tới tính cách ăn chơi, sống trong xa hoa và thường xuyên kè cặp với những cô gái trẻ đẹp.

Tên tôi là Popov, Duško Popov, câu chuyện về nhân vật có thật đã truyền cảm hứng cho điệp viên 007 - Ảnh 8.

Simone Simon.

Trong sứ mệnh tới Mỹ cung cấp thông tin, sau khi không nhận được sự hợp tác từ phía FBI, ông vẫn không mảy may buồn rầu gì mà vẫn sử dụng chính tiền “công tác phí” mà Đức Quốc Xã đã đưa cho mình, tiệc tùng với những người nổi tiếng, trượt tuyệt ở những khu nghỉ dưỡng sang trọng.

Khi giám đốc FBI Hoover biết tới những hoạt động ăn chơi của Popov ngay trên đất Mỹ, ông đã dọa bỏ tù Popov nếu như vị điệp viên này không sớm rời Mỹ.

Một điểm thú vị khác về cuộc đời của Popov sau khi chiến tranh qua đi, đó là ông là cá nhân duy nhất nhận được huân chương từ hai đầu chiến tuyến, cả Huân chương Chữ Thập Sắt của Đức lẫn tước hiệu trong Hoàng gia Anh. Một điệp viên hai mang thực thụ.

Ông mất năm 1981, sau nhiều năm hút nhiều thuốc và rượu chè liên miên. Tác giả của một phần cuộc đời ông, Ian Fleming đã đi trước, ông mất năm 1964 sau một cơn đau tim.

Mùi đặc trưng, mùi khói và mùi mồ hôi nơi casino này quả là đáng tởm vào lúc ba giờ sáng.

Khi mà những yếu tố xói mòn tâm hồn được tô đậm bởi cờ bạc – một đống ghê tởm tạo nên bởi lòng tham, bằng sự sợ hãi và những căng thẳng thần kinh tột độ - trở nên quá sức chịu đựng, khi người ta bỗng ý thức được điều đó và vùng thoát ra khỏi đống nhầy ấy … James Bond bỗng nhận ra rằng mình đã đang quá mệt mỏi với cuộc sống này”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại