Tàu sân bay liên tục gây thảm họa đâm nhau tồi tệ nhất lịch sử Hải quân Mỹ

Ly Vy |

Những vụ tai nạn gần đây của các tàu khu trục lớp Arleigh Burke đã tốn khá nhiều giấy mực. Tuy nhiên, trước đây Hải quân Mỹ có những vụ va chạm còn gây thiệt hại nặng nề hơn nhiều.

Ngày 26/04/1952: Tàu sân bay USS Wasp (CV-18) va chạm với tàu khu trục USS Hobson (DDS-26)

Tàu sân bay liên tục gây thảm họa đâm nhau tồi tệ nhất lịch sử Hải quân Mỹ - Ảnh 1.

Tàu sân bay USS Wasp (CV-18) trong ụ khô ở Bayonne, New Jersey, có thể thấy rõ thiệt hại ở phần mũi con tàu.

Khi đang di chuyển đến vùng biển Địa Trung Hải, tàu sân bay Wasp thực hiện nhiệm vụ cho máy bay cất cánh vào ban đêm trong lúc thực hiện chuyển hướng.

Một sự kết hợp chết người giữa radar giám sát bề mặt và việc chuyển hướng không được chuẩn bị kỹ càng của tàu khu trục đã khiến tàu Wasp đâm vào tàu Hobson. Cú va chạm đã cắt đôi tàu Hobson và giết chết 176 thủy thủ, bao gồm cả thuyền trưởng của tàu khu trục này.

Tàu Wasp được sửa chữa và trở lại hoạt động trong vòng 10 ngày sau đó. Phía Hải quân Mỹ đổ lỗi cho các sĩ quan chỉ huy của tàu Hobson vì vụ tai nạn.

Ngày 03/06/1969: Tàu sân bay HMAS Melbourne đâm tàu khu trục USS Frank E. Evans (DD-754)

Tàu sân bay liên tục gây thảm họa đâm nhau tồi tệ nhất lịch sử Hải quân Mỹ - Ảnh 2.

Phần còn lại của tàu khu trục USS Frank E. Evans (DD-754) sau khi va chạm với tàu sân bay HMAS Melbourne.

Trong vòng hơn 2 thập kỷ, Mỹ là thành viên của Tổ chức hiệp ước Đông Nam Á (SEATO). Tổ chức này còn bao gồm các nước: Anh, Australia, New Zealand, Pakistan, Thái Lan, Philippines và Pháp. SEATO được mong chờ sẽ trở thành "NATO" ở khu vực nhưng kế hoạch này không bao giờ trở thành hiện thực mặc dù các quốc gia trong tổ chức đã có một số cuộc tập trận chung.

5 năm trước đó, tàu Melbourne đã đâm chìm 1 tàu khu trục của Australia.

Trong một cuộc tập trận chống ngầm, đã suýt có tai nạn xảy ra giữa tàu Melbourne và tàu khu trục USS Everett F. Larson (DD-830). Và mặc dù vậy, thảm kịch vẫn xảy ra khi vào mờ sáng ngày 03/06, tàu Frank E. Evans chạy cắt ngang tàu Melbourne. Thân tàu đã bị cắt làm đôi và chìm khiến 74 thủy thủ Mỹ thiệt mạng.

Ngày 22/11/1975: Tàu tuần dương USS Belknap (CG-26) va chạm với tàu sân bay USS John F. Kennedy (CV-67)

Tàu sân bay liên tục gây thảm họa đâm nhau tồi tệ nhất lịch sử Hải quân Mỹ - Ảnh 3.

Thiệt hại của tàu sân bay USS John F. Kennedy (CV-67) sau khi va chạm với tàu tuần dương USS Belknap (CG-26).

Vụ va chạm này đáng chú ý bởi những thiệt hại to lớn mà tàu Belknap phải chịu. Trong nhiệm vụ tại vùng biển Ionian, tàu Belknap và tàu John F. Kennedy đã va chạm. Một ống dẫn dầu cháy phun vào tàu tuần dương gây ra 1 vụ hỏa hoạn lớn làm tan chảy khối thượng tầng bằng nhôm của tàu Belknap.

8 thủy thủ thiệt mạng và 48 người bị thương. Vụ va chạm này đã định hình lên cấu trúc của các tàu chiến xương sống của Hải quân Mỹ hiện nay. Sau khi nghiên cứu vụ tai nạn và hỏa hoạn, Hải quân Mỹ quyết định chế tạo các tàu khu trục lớp Arleigh Burke hoàn toàn bằng thép.

Tàu Belknap được chế tạo lại trong 4 năm và đóng vai trò là kỳ hạm của Hạm đội 6 từ năm 1986 - 1994 trước khi nó bị đánh chìm trong 1 cuộc tập trận vào năm 1998.

Ngày 09/02/2001: Tàu ngầm USS Greeneville (SSN-772) đâm tàu Ehime Maru

Tàu sân bay liên tục gây thảm họa đâm nhau tồi tệ nhất lịch sử Hải quân Mỹ - Ảnh 4.

Tàu ngầm USS Greeneville (SSN-772) trong ụ khô sau khi va chạm với tàu Ehime Maru của Nhật Bản.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles cải tiến, USS Greeneville va chạm với tàu Ehime Maru, 1 tàu đánh đánh cá thuộc một trường cấp ba của Nhật Bản trong khi đang nổi lên. Tàu Ehime Maru chìm rất nhanh với hậu quả là 9 người thiệt mạng.

Một số thường dân đang tham quan con tàu ngầm lúc đó và thất bại của thuyền trưởng tàu Greeneville trong việc đảm bảo sự xuất hiện của những người dân đó không ảnh hưởng đến các hoạt động quân sự là yếu tố góp phần gây ra sự cố chết người này.

Và đến năm sau đó, tàu Greeneville va chạm với tàu đổ bộ USS Ogden (LPD-5) và bị thiệt hại nhẹ.

Ngày 20/03/2009: Tàu ngầm USS Hartford (SSN-768) va chạm với tàu đổ bộ USS New Orleans (LPD-18)

Tàu sân bay liên tục gây thảm họa đâm nhau tồi tệ nhất lịch sử Hải quân Mỹ - Ảnh 5.

Thủy thủy trên tàu ngầm USS Hartford (SSN-768) chờ cầu được hạ xuống sau khi tàu trở về căn cứ tàu ngầm New London. Phần buồm (nơi có các thiết bị như kính tiềm vọng, tháp radar, ăng ten liên lạc,.. bị nghiêng sang 1 bên do hậu quả sau vụ va chạm với tàu đổ bộ USS New Orleans (LPD-18).

Sự chủ quan của các thủy thủ trên tàu ngầm Hartford đã khiến chiếc tàu ngầm lớp Los Angeles va chạm với tàu đổ bộ lớp San Antonio.

Hậu quả khiến tàu ngầm Hartford thiệt hại lên đến 100 triệu USD trong khi một bể nhiên liệu trên tàu New Orleans bị bể khiến gần 95.000 lít nhiên liệu diesel trên tàu lan ra biển. Có 15 thủy thủ trên tàu ngầm Hartford bị thương.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại