Tấn công căn cứ tàu ngầm của Triều Tiên - Nhiệm vụ bất khả thi?

Minh Thu |

Triều Tiên đang nắm trong tay hơn 70 chiếc tàu ngầm các loại và sở hữu 2 căn cứ sản xuất tàu ngầm quan trọng. Dù những căn cứ này có khả năng bị Mỹ và các đồng minh tấn công nhưng chuyện này không hề dễ dàng.

Sinpo và Mayang-do là hai cơ sở nghiên cứu tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo chủ chốt của Triều Tiên. Tuy nhiên, sức mạnh của lực lượng tàu ngầm Triều Tiên hiện vẫn chủ yếu dựa vào số lượng chứ không phải công nghệ. Cụ thể, Bình Nhưỡng đang nắm trong tay hơn 70 tàu ngầm các loại với 40% là tàu ngầm thuộc lớp Shark tối tân nhất của quốc gia này.

Với số lượng tàu ngầm lớn, Triều Tiên có thể triển khai hàng loạt tàu ngầm trang bị ngư lôi và rải mìn phong tỏa khắp các khu vực bờ biển quốc gia nhằm ngăn chặn hoạt động của các tàu mặt nước đối phương. 

Dù phần lớn tàu ngầm của Triều Tiên đã lỗi thời và phát ra tiếng ồn lớn khi hoạt động song nó vẫn được xem là lực lượng chiếm vai trò quan trọng trong năng lực phòng thủ hạt nhân trên biển của Bình Nhưỡng.

Tấn công căn cứ tàu ngầm của Triều Tiên - Nhiệm vụ bất khả thi? - Ảnh 1.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (bên phải) đứng trên một chiếc tàu ngầm

Theo tạp chí The Diplomat, Triều Tiên hiện đang cho sản xuất các tàu ngầm thế hệ mới thuộc lớp Gorae hay còn gọi là lớp Sinpo cũng như thử nghiệm hoạt động của các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM). Trong đó, phần lớn hoạt động nghiên cứu và phát triển các thế hệ tàu ngầm mới đều được Triều Tiên tiến hành ở hai căn cứ hải quân là Mayang-Do và Sinpo.

Sinpo vốn là thành phố biên giới gần biển Nhật Bản, và là nơi Triều Tiên tiến hành sản xuất tàu ngầm trong hàng thập niên qua. Cụ thể, kể từ thập niên, Sinpo là nơi cho ra đời hàng chục chiếc tàu ngầm lớp Shark và nay là nơi sản xuất các tàu ngầm thế hệ mới nhất lớp Gorae.

Theo chuyên gia nghiên cứu năng lực quân sự Triều Tiên, ông Joe Bermudez, từng là nơi cho ra đời các tàu ngầm lớp Shark nay lại là lớp Gorae, rõ ràng, Bình Nhưỡng coi Sinpo là một trong những khu vực sản xuất tàu ngầm quan trọng nhất của quốc gia.

Trong khi đó, tốc độ phát triển của các tên lửa đạn đạo Triều Tiên đang diễn ra nhanh hơn rất nhiều so với quá khứ. Một phần của thành công này đến từ lực lượng các nhà khoa học thời Liên Xô cũ thất nghiệp đã chuyển tới sống ở Bình Nhưỡng sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Trong khi đó, việc thử nghiệm hoạt động của các SLBM trên tàu ngầm có nguy cơ gây hỏng hóc hoặc thậm chí phá hủy cả một chiếc tàu ngầm. Do đó, để tránh kịch rủi ro tài chính, Triều Tiên đã cho xây dựng một bệ phóng SLBM trên mặt đất và cách bến đậu của tàu ngầm lớp Gorae có 1 km.

Cho tới nay, nhiều chuyên gia vẫn tỏ ra nghi ngờ về việc các SLBM hạt nhân của Triều Tiên sẽ chính thức đi vào hoạt động vào năm 2025. Trên thực tế, các tàu ngầm lớp Gorae sẽ cần được cải tiến để có thể hoạt động êm hơn và dài ngày trên Thái Bình Dương nhằm áp sát lãnh thổ Mỹ. Song hai yếu tố này nhiều khả năng Bình Nhưỡng chưa thể đạt được. 

Ngoài ra, Triều Tiên cũng cần sản xuất tới 6 chiếc tàu ngầm lớp Gorae để duy trì hoạt động thường xuyên cũng như đảm bảo năng lực phòng thủ trên biển. Và nếu không thể bảo vệ an toàn cho căn cứ Sinpo trong trường hợp bị tấn công bất ngờ, chương trình phát triển năng lực phòng thủ trên biển của Triều Tiên chắc chắn sẽ bị chậm lại nhiều năm.

Theo hình ảnh vệ tinh được chụp vào tháng 12/2016 tại căn cứ hải quân Sinpo và Mayang-Do, Triều Tiên hiện có hơn 25 chiếc tàu ngầm đang neo đậu. Trước đó, những bức ảnh vệ tinh chụp hồi tháng 3 và 5/2016 không thể hiện rõ số lượng tàu ngầm neo đậu tại cảng nhưng bằng mắt thường có thể đếm được hơn 10 chiếc. 

Trong đó, phần lớn số tàu ngầm này thuộc lớp Yono và Romea đã lỗi thời. Tuy nhiên, trong những giai đoạn căng thẳng leo thang, Triều Tiên có thể sẽ cho sơ tán toàn bộ lực lượng tàu ngầm.

Điều đáng nói, hầu như chưa có căn cứ quân sự nào của Triều Tiên được "bảo vệ" bằng những loại vũ khí hiện đại. Điển hình, Sinpo và các căn cứ quân sự nằm gần với căn cứ không quân Toksan và Iwon mới chỉ được trang bị các chiến đấu cơ MiG-21. 

Triều Tiên cũng đang nắm trong tay một số hệ thống phòng không tiên tiến từ SA-2 cho tới loại hiện đại hơn là KN-06. KN-06 được đánh giá có sức mạnh tương đương với S-300 của Nga và HQ-9 của Trung Quốc. 

Điều này có nghĩa là, hệ thống tên lửa đất đối không hiện đại nhất hiện nay của Triều Tiên KN-06 được xem là công cụ quan trọng giúp Bình Nhưỡng ngăn chặn sự tấn công từ lực lượng máy bay của Mỹ và các đồng minh. Tuy nhiên, KN-06 vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và hiện không rõ Triều Tiên cho sản xuất bao nhiêu tổ hợp phòng không này.

Do đó, cho tới nay, các chiến đấu cơ MiG-21 và hệ thống phòng không S-200 vẫn đảm nhận nhiệm vụ chính bảo vệ cho hai căn cứ hải quân Sinpo và Mayang-Do. Và những vũ khí này không đủ sức đe dọa lực lượng không quân Mỹ, Hàn Quốc hay Nhật Bản.

Trong "Chiến dịch Bão táp sa mạc", các chiến đấu cơ F-15 của Mỹ đã nhanh chóng vô hiệu hóa lực lượng MiG-21, 23, và Su-25 của Iraq. Còn cho tới này, Triều Tiên vẫn chưa có bất cứ chiếc máy bay chiến đấu nào hoạt động tốt hơn loại máy bay mà Mỹ từng sản xuất cách đây 25 năm.

Ngay cả trong trường hợp may mắn, Triều Tiên có thể tiêu diệt các chiến đấu cơ tham gia đợt tấn công đầu tiên bao gồm chiến đấu cơ tàng hình F-22, B-2 và cả F-35 cũng như các tên lửa hành trình được phóng từ tàu chiến của Mỹ và các đồng minh, quân đội Triều Tiên cũng không thể bảo vệ các căn cứ quân sự quốc gia khỏi sự phá hủy.

Tuy nhiên, theo Diplomat, viễn cảnh xảy ra một cuộc tấn công nhằm vào căn cứ Sinpo và Mayang-Do vẫn chỉ được xem là khá xa vời bởi đây là những khu vực mà toàn lực lượng tàu ngầm Triều Tiên neo đậu.

Bất chấp điều đó, có vẻ như Mỹ và Hàn Quốc đã bắt đầu tính đến chuyện "làm thật".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại