Tại sao Nga vẫn chưa xuất khẩu tổ hợp tên lửa Iskander?

Tuấn Sơn |

Rất nhiều quốc gia trên thế giới đang rất quan tâm tới tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật-chiến dịch Iskander của Nga. Tuy nhiên, từ quan tâm tiến tới sở hữu tổ hợp tên lửa Iskander hiện vẫn có “rào cản lớn”.

Vấn đề không chỉ là về giá trị kinh tế, mà do đặc điểm chiến đấu vượt trội của Iskander, nên việc cung cấp nó cho ai cũng là vấn đề cần phải cân nhắc của Moscow.

Nhu cầu lớn, nhưng vẫn chưa có hợp đồng xuất khẩu

Trong bài trả lời phỏng vấn báo chí mới đây, lãnh đạo Cơ quan Hợp tác kỹ thuật quốc phòng Nga, Dmitri Shugaev khẳng định, đã có một số quốc gia ngỏ ý muốn Moscow cung cấp tổ hợp tên lửa Iskander: "Tôi xác nhận là có nhiều lời đề nghị liên quan tới Iskander, nhưng hiện vẫn còn quá sớm để nói về việc xuất khẩu loại vũ khí này".

Theo lời ông D. Shugaev, chính những đặc điểm chiến đấu ưu việt và sự trang bị đại trà của Iskander cho Quân đội Nga đã tạo nên sức hút lớn của dòng tên lửa đạn đạo chiến thuật này. Tuy nhiên, Moscow đang cân nhắc và chọn lọc các đối tác "đủ tin cậy" để chuyển giao Iskander.

Tại sao Nga vẫn chưa xuất khẩu tổ hợp tên lửa Iskander? - Ảnh 1.

Tại sao Nga vẫn chưa xuất khẩu tổ hợp tên lửa Iskander? - Ảnh 2.

Tổ hợp tên lửa đạn đạo Iskander hiện là dòng vũ khí tấn công cấp chiến thuật-chiến dịch uy lực hàng đầu thế giới.

Tổ hợp Iskander được nhận định là dòng tên lửa đạn đạo tấn công có độ chính xác cao nhất của Nga hiện nay. Được giới thiệu từ năm 2006, Iskander có thể trang bị nhiều dòng đầu đạn khác nhau với tầm bắn đạt tới 415-500km. Điểm mạnh của Iskander là khả năng cơ động quỹ đạo bay trong toàn các pha phóng nên rất khó có thể đánh chặn nó.

"Một trong những điểm mạnh của Iskander là khả năng cơ động quỹ đạo, nhất là giai đoạn cuối của pha phóng. Điều này cho phép nó tấn công chính xác mục tiêu quan trọng nằm sâu trong hệ thống không của đối phương", ông D. Shugaev đánh giá.

Đại diện Công ty quốc doanh Rosoboronexport cho biết, Nga đang đàm phán với Saudi Arabia về khả năng cung cấp tổ hợp Iskander-E (phiên bản xuất khẩu) được cắt giảm tầm bắn xuống còn 50-280km. Tuy nhiên, quá trình đàm phán này đã tới giai đoạn nào vẫn khó có thể xác định ở thời điểm hiện tại.

Tại sao Iskander vẫn chưa được xuất khẩu?

Đánh giá về tổ hợp Iskander, chuyên gia Andrei Frolov, Tổng biên tập Tạp chí Arms Export, nhận định, sự quan tâm tới dòng vũ khí tấn công này là rất lớn, nhưng để xuất khẩu chúng lại là vấn đề hoàn toàn khác.

"Bất kỳ quốc gia nào cũng có thể ngỏ ý muốn mua tổ hợp Iskander, nhưng vấn đề đặt ra là làm sao để hiện thực hóa mong muốn đó bằng hợp đồng chính thức. Ví dụ cụ thể cho việc này là thỏa thuận cung cấp với Algeria (năm 2008) và một số quốc gia khác đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được thực hiện", chuyên gia A. Frolov nói.

khả năng xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương của Iskander chính là yếu tố nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia khác.

"Vì Iskander rất khó bị ngăn chặn nên quốc gia sở hữu mặc định có thêm khả năng tấn công răn đe. Điều đó có thể giải thích dễ dàng bằng cách quốc gia đối thủ nghĩ sao khi bất kỳ lúc nào một tên lửa Iskander có thể tấn công đột kích vào trung tâm văn hóa-chính trị của đất nước. Đó là yếu tố răn đe", chuyên gia A. Frolov nhận định.

Chính vì vấn đề trên, việc xuất khẩu Iskander phụ thuộc vào yếu tố địa chính trị của quốc gia muốn sở hữu, đặc biệt là nó có ảnh hưởng tới lá chắn phòng thủ tên lửa của Mỹ hay không.

"Có thể lấy ví dụ như Saudi Arabia, quốc gia đang sở hữu nhiều dòng tên lửa đạn đạo tầm trung từ Trung Quốc, nếu Nga cung cấp tên lửa Iskander, cán cân quân sự trong khu vực Trung Đông sẽ không thay đổi", chuyên gia A. Frolov nhận định.

Một yếu tố khác nữa là khả năng rỏ rỉ công nghệ. Dù nhập khẩu rất nhiều vũ khí từ nước ngoài, nhưng Saudi Arabia cũng có mong muốn sở hữu công nghệ tên lửa hiện đại, đặc biệt là hệ thống dẫn đường. Điều này có thể thấy rõ qua chương trình hợp tác phát triển tên lửa đạn đạo tầm ngắm Grom với Ukraine của Riyadh và Iskander chắc chắn là "miếng mồi thơm".

Theo quan điểm của chuyên gia A. Frolov, kể từ khi chiến tranh Lạnh kết thúc, Nga không mấy mặm mà với việc xuất khẩu công nghệ tên lửa đạn đạo ra nước ngoài phần nhiều do sức ép từ nhiều phía do đặc thù nguy hiểm của dòng vũ khí tấn công này.

Trong khi đó, chuyên gia Vladimir Shvarev, Phó Giám đốc Trung tâm phân tích Thương mại vũ khí quốc tế, nhận định, việc Nga chưa xuất khẩu tên lửa Iskander là do Moscow chưa có dòng tên lửa đạn đạo mới uy lực hơn ở cùng phân khúc.

Hiện tại, Nga vẫn áp dụng nguyên tắc chỉ bán vũ khí ra nước ngoài khi đã có trong tay dòng vũ khí mạnh mẽ và uy lực hơn.

"S-400 chưa được xuất khẩu vì S-500 đang trong quá trình phát triển. Chính vì thế, cho tới khi xuất hiện dòng tên lửa đạn đạo chiến thuật-chiến dịch mới có tính năng vượt trội so với Iskander, thì dòng tên lửa tấn công này mới được xuất khẩu", chuyên gia V. Shvarev đánh giá.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại