Tại sao hai chi trước của khủng long bạo chúa lại "tí hon" đến vậy?

TNS |

Chỉ vì cánh tay nhỏ bé của mình, loài khủng long bạo chúa đã trở thành chủ đề nhạo báng suốt hàng thập kỷ qua...

Với biệt danh “Khủng long bạo chúa”, có lẽ loài khủng long mang tên khoa học Tyrannosaurus rex, hay còn gọi là T-Rex, xứng đáng nhận được nhiều sự tôn trọng hơn.

Nhưng chỉ vì cánh tay nhỏ bé của mình, loài khủng long khổng lồ này đã trở thành chủ đề nhạo báng suốt hàng thập kỷ qua. Chúng cũng là một câu đố khoa học khi hơn 100 năm sau khi phát hiện loài này, các chuyên gia vẫn không biết tại sao một con vật khổng lồ có thể dài tới 12m trở lên lại có những chi trước không dài hơn chiều cao của một người trưởng thành.

Tại sao hai chi trước của khủng long bạo chúa lại tí hon đến vậy? - Ảnh 1.

Nếu đôi tay đó bị liệt, hoặc bị tiêu biến, chúng ta có thể kết luận một cách đơn giản rằng nó là một cơ quan thừa và không có tác dụng.

Nhưng câu chuyện không chỉ đơn giản như vậy. Đã có một vài nghiên cứu dựa trên vết hằn của cơ lên xương chi trước. Họ xác định mỗi bên bắp của chi trước của khủng long bạo chúa có thể nâng một vật nặng đến 100kg. Nhưng liệu thực tế “đôi tay” của chúng có thực sự hiệu dụng như vậy?

Thomas R. Holtz, một nhà cổ sinh vật học có xương sống tại Đại học Maryland, nói rằng một số người có xu hướng đánh giá quá cao sức lực chi trước của khủng long bạo chúa.

Ông nói: "Chắc chắn, nếu con người có thể nâng được cân nặng như vậy thì chỉ có siêu nhân. Tuy nhiên, cân nặng có thể nâng đó chỉ khoảng 1,25% tổng trọng lượng cơ thể của loài khủng long này, khoảng 8 tấn (8.000 kg). Đúng là cánh tay này khỏe hơn tay nguời rất rất nhiều, nhưng quả thực vẫn rất yếu so với loài vật khổng lồ này.”

Cuối cùng, các nhà khoa học vẫn chưa thể kết luận được xem đôi tay bé nhỏ đó có thực sự vô dụng hay không. Và một số nhà khoa học khác lại nghĩ rằng đôi tay có kích cỡ nhỏ bé dị thường đó lại có vai trò lớn trong hoạt động săn bắt của loài khủng long bạo chúa này.

Vào năm 2008, ông và đồng nghiệp Christine Lipkin đã gắn hoàn chỉnh 5 chiếc xương đòn của khủng long bạo chúa. Chiếc xương đòn nằm giữa các xương bả vai này có hình dạng giống 1 cái boomerang khổng lồ.

Ở những loài chim thời nay, chiếc xương này có tác dụng như một cái lò xo giúp chúng vẫy cánh nhịp nhàng. Đương nhiên, khủng long bạo chúa không thể bay. Không chỉ vậy, Carpenter và Lipkin phát hiện ra 3 trong 5 cái xương này có dấu hiệu bị chấn thương, bao gồm các vết thương do chịu lực lớn nhưng đã lành lại trong suốt quá trình sống của khủng long.

Một chiếc xương có vết hằn, giống như biểu hiện của đứt dây chằng cơ.

Tại sao hai chi trước của khủng long bạo chúa lại tí hon đến vậy? - Ảnh 2.

Điều này có nghĩa là gì? Theo Carpenter, cánh tay phải chịu sức căng rất lớn nên nó rất yếu và không ổn định. Theo ông và cộng sự, con khủng long bạo chúa này có thể đã sử dụng một lực vô cùng lớn lên cánh tay.

Giả thuyết mà ông đưa ra là nó đã sử dụng cánh tay đó để giữ con mồi lớn và khoẻ. Một nạn nhân có kích thước lớn hoàn toàn có thể gây gãy xương đòn hoặc ít nhất làm đứt một vài cơ chi trước của loài ăn thịt này.

Nhưng, theo Holtz, toàn bộ giả thuyết về con mồi trở nên phức tạp hơn vì họ phát hiện ra rằng khủng long bạo chúa tuổi đang trưởng thành dường như có chi trước tương đối dài hơn so với những con trưởng thành.

Cách giải thích khác về chức năng của chi trước của loài khủng long này hoàn toàn không liên quan đến việc săn mồi. Có lập trường cho rằng chúng liên quan đến giấc ngủ của khủng long bạo chúa.

Họ cho rằng chúng dùng đôi cánh tay bé nhỏ ấy để đỡ thân thể mình lên sau khi ngủ dậy. Henry Fairfield Osborn, nhà cổ sinh vật học, người đã đặt tên loài này vào năm 1905, cho rằng con đực dùng chi trước để giữ con cái khi giao phối.

Tại sao hai chi trước của khủng long bạo chúa lại tí hon đến vậy? - Ảnh 3.

Xét cho cùng thì các nhà khảo cổ sinh vật học đều thừa nhận rằng không đủ bằng chứng tại thời điểm hiện tại để khẳng định một cách thuyết phục bất kỳ giả thuyết nào. Đó cũng chính là tính chất của chuyên ngành khảo cổ sinh vật học.

Một số loài khủng long ăn thịt lớn khác cũng có một cánh tay nhỏ so với cơ thể của chúng. Đó là những người anh em họ gần nhất của khủng long bạo chúa, như Tarbosaurus của châu Á và Daspletosaurus Bắc Mỹ.

Thú vị hơn, còn những kẻ săn mồi cỡ nhỏ không phải họ hàng của khủng long bạo chúa, có chi trước bé đến mức không thể gấp được khuỷu tay, ví dụ như loài Carotaurus và Gualicho.

Chọn lọc tự nhiên đã ưu ái cánh tay bé nhỏ này trong suốt nhiều thế hệ khủng long bạo chúa. Lý do tại sao, đó vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ mà chúng ta chưa thể biết chắc chắn.

Nguồn: Livescience

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại