Tại sao đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng không đội mũ giáp?

Hoàng Lê |

Bí mật về đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng vẫn khiến nhiều nhà khoa học day dứt.

Chúng ta biết rằng người cổ đại khi họ chiến đấu thường sẽ trang bị đầy đủ như áo giáp và mũ sắt để có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ thương vong. Tuy nhiên, có một điều khiến chúng ta ngạc nhiên là nhiều binh sĩ trong đội quân đất nung nổi tiếng của Tần Thủy Hoàng không đội nón sắt hay trang bị bảo hộ vùng đầu, và một số binh sĩ thậm chí còn không có tóc.

Hầu như toàn bộ binh lính không đội mũ giáp

Vào tháng 3 năm 1974, những "chiến binh đất nung" của Tần Thủy Hoàng được phát hiện và khai quật tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Đây là những "cổ vật" với quy mô rất lớn và cung cấp tài liệu quý giá cho cộng đồng khảo cổ.

Tuy nhiên, một số nhà khảo cổ học đã nhận thấy một hiện tượng rất khó hiểu. Một số lượng lớn, nếu không muốn nói là hầu hết tất cả chiến binh chỉ đội khăn trùm đầu làm bằng vải lanh.

Tại sao đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng không đội mũ giáp? - Ảnh 1.

Những người lính bảo vệ hoàng đế không mang mũ giáp mà chỉ búi tóc hoặc đội một chiếc mũ mỏng bằng da bò.

Các tượng binh lính cấp bậc lãnh đạo cao hơn thì được mô tả đội một chiếc mũ bằng da bò và trang bị thêm một vài phụ kiện khác. Đa số những người lính để lộ trực tiếp phần tóc dài và được búi lên.

Bộ giáp của họ cũng khá đơn giản. Các tổ đội binh lính bình thường trang bị áo giáp hạn chế. Còn các tổ đội binh lính được cho là chính quy hơn thì mặc áo giáp để bảo vệ ngực trước và sau lưng.

Với lính cung thủ thì phía trước không có gì che chắn cả. Phải chăng những binh sĩ được vinh dự bảo vệ cho Tần Thủy Hoàng ở thế giới bên kia thì đương nhiên sẽ không phải "chết" nữa ?

Sau cuộc cải cách của Thương Ưởng (vị thừa tướng tài năng thời nhà Tần), Nhà Tần đã trở thành quốc gia giàu có nhất ở Trung Nguyên. Theo "Sử kí Tư Mã Thiên", quân Tần khi ấy sản xuất và sở hữu hàng triệu áo giáp, mũ giáp, binh khí,... nhưng những người lính đất nung trong lăng mộ nổi tiếng này lại không đội mũ giáp.

Điều này có thể liên quan đến các chính sách và quan niệm xã hội tại thời điểm đó.

Hệ thống khen thưởng trong quân đội

Tại sao đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng không đội mũ giáp? - Ảnh 2.

Trong 135 năm trước khi Tần thống nhất Trung Quốc, vị Thừa Tướng nổi tiếng - Thương Ưởng đã thiết lập một hệ thống luật lệ nghiêm ngặt và hà khắc nhưng hiệu quả trong quản lý xã hội. Kể từ đó, các triều vua Tần sau này cũng đã tiếp thu và thực hiện ít nhất là cho tới khi quân đội của Tần Thủy Hoàng chinh phục toàn bộ các quốc gia khác.

Trong đó, Thương Ưởng quy định về quân luật như sau: "Chừng nào người lính hoặc tướng quân Tần tiêu diệt được một kẻ thù cùng cấp với họ, họ có thể được nâng cấp bậc của mình, việc nâng cấp bậc sẽ càng giúp cho họ có cơ hội được ban thêm ruộng đất và người hầu.

Như vậy càng giết được kẻ thù có cấp bậc cao, thì cấp bậc trong quân ngũ của họ sẽ càng cao". Đây là hệ thống khen thưởng nổi tiếng thời đó. Khi một binh sĩ bắt giữ được hai kẻ thù (cùng cấp bậc trở lên) trên chiến trường, thì cha mẹ anh ta là tù nhân hoặc nô lệ có thể ngay lập tức trở thành người tự do. Nếu vợ anh ta đang là nô tì, thì người vợ đó cũng sẽ được tự do.

Người Trung Quốc khi ấy vốn coi trọng gia đình cũng như lệ "cha truyền con nối", vì thế cấp bậc trong quân đội của một người thể truyền lại cho con trai người ấy.

Nếu người cha chết ở chiến trường, những chiến công của người cha đó có thể được ghi lại cho con trai thừa hưởng, vớinhững luật lệ trên, một người có uy tín và chiến tích trong quân ngũ thì đồng nghĩa cả gia đình sẽ được hưởng lợi.

Tại sao đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng không đội mũ giáp? - Ảnh 3.

Tượng một binh sĩ được cho là cấp bậc cao hơn bình thường trong quân đội cũng không đội mũ giáp (Ảnh: tamizhi.com)

Do đó, nhiều người tham gia chiến đấu không chỉ vì mệnh lệnh mà còn vì chính gia đình của họ, không màng sự sống và cái chết, mọi thứ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý chiến đấu của họ dường như bị loại bỏ.

Thêm vào đó, "Sử kí Tư Mã Thiên" còn ghi lại: Quân đội Tần trên chiến trường rất "trần trụi" và chỉ có một bộ áo giáo duy nhất được mang trên người binh lính. Phải chăng vì vậy mà họ cũng không cần đội mũ giáp để chứng minh sự dũng cảm?

Ảnh hưởng của văn hóa nước Tần

Trong lịch sử Trung Quốc, văn hóa và phong cách của người Tần là tương đối đặc biệt, có khả năng liên quan đến lịch sử chinh phạt các quốc gia lân bang của họ. Nước Tần là quốc gia ở cận các vùng thảo nguyên phía tây bắc, người dân có thể sống hòa lẫn với những người du mục khác.

Trong mắt các quốc gia khác ở trung tâm vùng Trung Nguyên, nơi nền kinh tế và văn minh phát triển cao vào thời đó, họ sẽ bị coi là những kẻ lạc hậu và man rợ. Mặc dù người Tần đã cố gắng học các lễ nghi của người Trung Nguyên nhưng chắc chắn việc này không thể thực hiện hoàn toàn triệt để.

Trong mắt người nước Tần, chỉ có quân đội và chiến đấu mới có thể làm họ tự hào và cạnh tranh với những kẻ kinh thường mình.

Hàn Phi Tử - một nhà tư tưởng vĩ đại trong Thời Chiến Quốc. Ông đã ghi lại nhận định của mình về những lần tiếp xúc với người nước Tần. Cụ thể, khi người Tần nhận được tin họ sẽ tham gia chiến đấu, thì họ cũng vô cùng bàng quan và xem nhẹ đến mức chẳng buồn quan tâm chuyện sống chết. So với người nước khác, thì họ cứng cỏi hơn rất nhiều.

Trong chiến đấu, họ có thể mang đầu của kẻ vừa bị mình giết bên tay trái, còn tay kia cầm vũ khí xông tới kẻ thù kế tiếp để đe dọa ... Trong lời kể của nhà tư tưởng nổi tiếng này, đội quân nhà Tần như vậy thì thực sự khủng khiếp và khiến người ta phải "lạnh gáy".

Tại sao đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng không đội mũ giáp? - Ảnh 5.

Một số binh lính được cho là cảm tử quân, họ thậm chí không mặc áo giáp mà chỉ mặc áo vải bình thường (Ảnh: tamizhi.com)

Trong các tác phẩm của Thương Ưởng, hệ thống khen thưởng quân sự rất hào phóng cho một đơn vị đặc biệt, được gọi như là đơn vị sẵn sàng cảm tử.

Trong những chiến binh và ngựa bằng đất nung, cũng có một đội lính rất đặc biệt. Họ cầm các loại vũ khí theo kiểu "tử chiến" trong chiến đấu, họ hoàn toàn không mặc áo giáp. Trong toàn bộ đội quân đất nung, thì hình ảnh của họ rất khác biệt.

Vậy chính xác thì nhóm binh sĩ này sẽ làm gì? Các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ. Một suy đoán được đưa ra có thể là họ sẽ thực hhiện nhiệm vụ cực kỳ nguy hiểm trong một trận chiến và không có cơ hội để sống sót.

Ngoài ra, trong một số ghi chép cổ xưa, quân Tần thường phải uống rượu khi tham chiến. Lượng rượu làm tăng tốc độ lưu thông máu và làm cho các dây thần kinh phấn khích. Khi các lệnh chiến đấu đã được ban hành và cuộc chiến sắp bắt đầu, nó sẽ khiến người lính hăng hái lập nhiều chiến công hơn.

Thời đó, rượu là thứ được coi trọng, khiến tất cả những người lính tập trung hơn vào một động lực: chiến đấu diệt kẻ thù và đóng góp cho gia đình cũng như đất nước. Việc không cần đội mũ giáp được cho là nhằm thể hiện cho sự dũng cảm, gan lì, liều lĩnh.

Có thể vì lý do này mà chúng ta thấy "quân đội đất nung" trong lăng mộ Tần vương không đội mũ hay phụ kiện bảo hộ vùng đầu.

Tham khảo: TANMIZHI.COM

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại