Tại sao con người không nhớ được chuyện khi còn nhỏ?

Mỹ Huyền |

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao mình chỉ nhớ được những điều xảy ra sau khi được 3 tuổi? Đừng lo lắng vì hiện tượng này hoàn toàn bình thường.

Hầu hết người lớn không nhớ được gì về thời gian đầu đời của mình. Ngoại trừ trường hợp thường xuyên được nghe người khác kể lại hoặc ký ức được kích hợp bởi những bức ảnh hay dấu hiệu nào đó.

Các nhà khoa học gọi hiện tượng này là "mất trí nhớ thơ ấu". Dù bạn có thể kể lại và miêu tả chi tiết buổi tiệc sinh nhật 2 tuổi vài tháng sau đó, nhưng một năm sau những ký ức này sẽ mờ nhạt dần, cuối cùng bị lãng quên hoàn toàn.

Các nhà nghiên cứu tin rằng khi đứa trẻ có trải nghiệm mới thì một vài ký ức trước đó buộc phải rơi rụng dần.Trong một nghiên cứu, đến 3 tuổi, trẻ em có thể nhớ được các sự kiện quan trọng xảy ra với chúng trong năm qua.

Khả năng nhớ vẫn giữ tỷ lệ cao cho đến 7 tuổi. Đối tượng nghiên cứu nhớ đến 72% của sự kiện tương tự so với lúc 3 tuổi. Tuy nhiên, đến độ tuổi 8 hay 9, hầu hết trẻ em chỉ còn nhớ 35% những kỷ niệm chúng từng miêu tả rất sinh động trước đây.

Tại sao con người không nhớ được chuyện khi còn nhỏ? - Ảnh 1.

Các nhà nghiên cứu kết luận sự thay đổi này xuất hiện do cách ký ức được hình thành ở các độ tuổi trẻ em. Bắt đầu từ 7 tuổi, trẻ em ghi nhớ những ký ức ngày càng tăng dần một cách ngắn gọn phù hợp với cảm giác về không gian và thời gian.

Những sự kiện đáng nhớ và việc phân loại chúng trên dòng thời gian của bản thân có thể khiến trẻ lớn và người lớn loại bớt những ký ức đầu đời của họ, để nhớ cụ thể chi tiết những sự kiện khác.

Để hiểu tại sao chúng ta không thể nhớ được chuyện hồi còn trong nôi, trước hết cần phải biết cách những trí nhớ đầu tiên được ghi vào não.

Trẻ sơ sinh dựa cả vào bộ nhớ ngữ nghĩa và bộ nhớ sự kiện. Bộ nhớ ngữ nghĩa (semantic memory) là tiến trình lưu trữ những điều không được rút ra từ kinh nghiệm bản thân như tên gọi màu sắc, các mốc lịch sử. Bộ nhớ sự kiện (episodic memory) là bộ nhớ ghi lại các trải nghiệm cá nhân như ngày đầu tiên đi học.

Theo thời gian, bộ nhớ sự kiện có thể trở thành bộ nhớ ngữ nghĩa. Vì vậy bạn sẽ quên những điều bạn biết về loài chó từ việc với con chó nhà mình, mà chỉ biết chó là loài vật như thế nào.

Cả bộ nhớ ngữ nghĩa và bộ nhớ sự kiện được lưu trữ ở các vùng khác nhau của vỏ não. Nhưng điều này không diễn ra cho đến lứa tuổi 2 – 4, khi hồi hải mã ở tất cả các vùng khác của não nhau gộp thành một trung tâm thông tin. Mạng lưới này cho phép trẻ lớn và người trưởng thành ghi nhớ trong thời gian dài.

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Science năm 2014 làm sáng tỏ phần nào hiện tượng mất trí nhớ phổ biến này. Nghiên cứu tập trung vào sự hình thành liên tục của tế bào não ở trẻ sơ sinh.

Tại sao con người không nhớ được chuyện khi còn nhỏ? - Ảnh 2.

Quá trình hình thành tế bào thần kinh mới diễn ra trong suốt cuộc đời động vật có vú. Ở trẻ sơ sinh, tế bào thần kinh hình thành rất nhanh. Quá trình này diễn ra ở hồi hải mã, con người dựa vào vùng này để tìm đến tất cả ký ức mà não đang lưu trữ.

Thí nghiệm trên động vật gặm nhấm, các nhà nghiên cứu phỏng đoán tất cả các tế bào thần kinh mới hình thành trong hồi hải mã đã làm gián đoạn việc hình thành và truy tìm ký ức.

Thực tế, khi họ sử dụng chất làm giảm sự hình thành tế bào thần kinh, các mẫu thí nghiệm có thể nhớ tốt hơn. Tăng số lượng tế bào thần kinh được tạo mới cho tác dụng ngược lại.

Dù có nhiều nghiên cứu về thời thơ ấu, nhưng chưa có câu trả lời chính xác về thời điểm con người mất đi các ký ức sơ sinh. Theo một giả thuyết khá thú vị, khả năng nhớ của trẻ nhỏ liên kết với việc thuận một tay hay cả hai.

Tại sao con người không nhớ được chuyện khi còn nhỏ? - Ảnh 3.

Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Neuropsychology chỉ ra người thuận cả hai tay có thể ghi nhớ những ký ức được hình thành ở độ tuổi nhỏ hơn so với người thuận tay phải. Các nhà nghiên cứu tin rằng nguyên nhân là do người thuận hai tay có thể liên kết hai bán cầu não.

Thể chai não bắt đầu thực hiện chức năng ở 4 – 5 tuổi. Tại thời điểm này, hiện tượng mất trí nhớ thơ ấu cũng bắt đầu biến mất, khi bộ nhớ sự kiện tiến hành mã hóa thông tin ở não trái và xuất ra ở não phải.

Nghiên cứu đưa ra giả thuyết việc tăng mối liên hệ thông tin giữa hai bán cầu não giúp người thuận hai tay mã hóa và tìm ra những ký ức đầu tiên hiệu quả hơn. Họ cũng có thể có thể chai dày hơn để thực hiện điều này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại