Tại sao chúng ta bị chảy nước miếng khi ngủ?

Triều Châu |

Hiện tượng chảy nước miếng khi ngủ gây ra không ít bất tiện. Tại sao chúng ta lại mắc phải hiện tượng này?

Hiện tượng chảy nước miếng khi ngủ gây ra không ít bất tiện; vậy, tại sao chúng ta lại mắc phải hiện tượng này?

Chứng chảy nước miếng khi ngủ là triệu chứng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn.

Ngoài yếu tố e ngại với mọi người xung quanh, chảy nước miếng còn khiến nhiều người phải vất vả trong giặt giũ. Thậm chí chứng chảy nước miếng còn gây chứng hôi miệng do miệng bị khô.

Lý giải cho hiện tượng chảy nước bọt khi ngủ, các chuyên gia cho biết: Ban ngày, miệng người ta không làm việc, nước bọt trong miệng luôn bị nuốt xuống bụng.

Ban đêm khi người ta ngủ, não được nghỉ ngơi, nước bọt sẽ giảm đi, lại thêm khép miệng lại thì nước miếng sẽ không thể chảy ra ngoài.

Tuy nhiên, có một số người ban ngày làm việc quá mệt, đêm ngủ quá say, miệng khép chặt, nước miếng tự nhiên sẽ chảy ra ngoài. Có lúc mũi bị tắc mà dùng miệng để thở thì khi đi ngủ cũng bị chảy nước miếng.

Tại sao chúng ta bị chảy nước miếng khi ngủ? - Ảnh 1.

Nguyên nhân khi ngủ chảy nước dãi thông thường có 3 loại:

1. Răng trước bị biến dạng

Đặc điểm của những người này là khi ngủ miệng hơi hở, môi không khép, răng trước lộ ra ngoài. Do đó môi trên và dưới tự nhiên sẽ mở, nước dãi dễ dàng chảy ra.

2. Khoang miệng không vệ sinh sạch

Nước dãi chảy khi ngủ, có vị, và lưu lại màu vàng nhạt trên gối, có thể là do khoang miệng vệ sinh chưa sạch sẽ. Đồng thời, niêm mạc và lợi cũng bị viêm nhiễm, dẫn đến tuyến nước bọt bị kích thích.

3. Dấu hiệu sức khoẻ có vấn đề

Tại sao chúng ta bị chảy nước miếng khi ngủ? - Ảnh 2.

Chứng chảy nước miếng khi ngủ là triệu chứng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn

Sự bài tiết của tuyến nước bọt hoàn toàn có tính phản xạ thần kinh, khi điều tiết thần kinh bị cản trở, cũng sẽ xuất hiện hiện tượng chảy dãi khi ngủ.

Trong lúc ngủ, hệ thống thần kinh bị rối loạn sẽ gây ra hiện tượng giao cảm thần kinh bị kích động bất thường, khiến việc tiết nước bọt diễn ra khó kiểm soát.

Cuối cùng, chảy nước miếng, đặc biệt là ở người lớn có thể là biểu hiện của một số bệnh như: viêm miệng, viêm dây thần kinh mặt, có nguy cơ đột qụy, xơ vữa động mạch.

Cách khắc phục được chứng bệnh này

Để giảm bớt tình trạng tiết nước bọt, bạn có thể giảm ăn thức ăn gia vị cay nóng; không nhai kẹo cao su để tránh nước bọt tiết nhiều quá; buổi tối không ăn nhiều trước giờ đi ngủ.

Bạn cũng cần kiểm tra xem mình có dị tật về răng lợi hay không? Và đặc biệt Cần vệ sinh răng sạch sẽ trước khi đi ngủ

Tại sao chúng ta bị chảy nước miếng khi ngủ? - Ảnh 3.

Chảy nước miếng khi ngủ cũng có thể do áp lực công việc ban ngày

Ngủ với tư thế ngửa, thẳng người. Nếu tư thế bạn nằm khiến nước miếng chảy ra ngoài nghĩa là bạn đang tạo ra tư thế “hoàn hảo” cho chứng này tung hoành đấy.

Vì thế, bạn nên nằm ngửa, thẳng người và kê đầu lên gối, khi đó nước bọt sẽ chảy về đáy hàm và ra ngoài, cơ thể sẽ ít có phản xạ tự nhiên là lật úp hơn.

Nếu cơ thể bạn có xu hướng cuộn tròn thì hãy để gối ôm hay gối mỏng bên cạnh hoặc trên ngực khi ngủ.

Điều này khiến bạn không thể nằm ngủ nghiêng một cách thoải mái do vô thức. Ngoài ra, có thể nhờ ai đó kéo bạn nằm ngửa ra khi thấy bạn nằm ngửa.

Đảm bảo mũi chúng ta luôn sạch sẽ và khô thoáng. Nên tập cách thở một cách tự nhiên.

Bạn cũng có thể dùng ống thông hơi để làm sạch xoang khi bạn thở (đặt trên ngực) hoặc dùng một bát hơi nước và khăn tắm phủ lên đầu. Khi bạn thở trong điều kiện nước ấm sẽ kích thích xoang và làm sạch đường dẫn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại