Tại sao Bắc Kinh vội vã ban hành "Tài liệu 23"?

Triệu Mẫn |

Nhận thấy nguy cơ từ sự "tẩy chay" của người dân, Trung Quốc đã vội vàng hành động.

Thể thao Trung Quốc đạt được vô số thành công kể từ khi quay lại với Olympic từ năm 1980. Năm 2008, họ là nước về nhất Olympic Bắc Kinh và chỉ bị sụt giảm chút ít, xếp vị trí thứ hai sau Hoa Kỳ tại London 4 năm sau.

Có được thành tích này là nhờ vào việc họ có rất nhiều trường đào tạo VĐV chuyên nghiệp từ khi còn nhỏ tuổi. Tuy nhiên, hiện tại những "lò sản xuất huy chương vàng" như thế đang bị chính người dân quay lưng.

Tại trường thể thao trẻ em số 1 Thượng Hải, Pudong New Area, vị Bí thư Đảng uỷ cho biết: "Những năm 1980, 1990 trường học như của chúng tôi là cực kì hấp dẫn. Tuy nhiên, hiện tại những bậc cha mẹ ít khi để con cái đến trường thể thao".

Tại sao Bắc Kinh vội vã ban hành Tài liệu 23? - Ảnh 1.

Đòn roi cũng cần trong phút giây tập luyện của các em nhỏ trong bộ môn thể dục dụng cụ.

Nguyên nhân bởi quá trình học tập trong những ngôi trường thể thao cực kì khó khăn, vất vả. 

Xã hội hiện nay đã đặt nặng nhiều vào việc giáo dục văn hoá. Những VĐV khi giải nghệ khó có thể tìm kiếm cho mình sự cân bằng trong cuộc sống do toàn bộ tuổi trẻ đã gắn bó với tập luyện và du đấu xa nhà nên số lượng người theo đuổi con đường này giảm mạnh.

 Số lượng học sinh ở các trường đã giảm rất nhiều so với con số 3.687 của năm 1990.

Tại sao Bắc Kinh vội vã ban hành Tài liệu 23? - Ảnh 2.

Gương mặt nhăn nhó đầy ám ảnh của một cậu bé trong bộ môn thể dục dụng cụ.

Bắc Kinh cũng hiểu tầm quan trọng của vấn đề bởi những hệ luỵ của nó bắt đầu rõ ràng từ năm 2008. Nếu tiếp tục bị chính người dân quay lưng, nó sẽ là nguy cơ lớn với thể thao Trung Quốc bởi việc tìm kiếm và huấn luyện VĐV ngày càng khó khăn.

Chính sách mang tên "Tài liệu 23" được ban hành, nâng cao tiêu chuẩn giảng dạy của những trường thể dục thể thao và hỗ trợ nhiều hơn cho các VĐV đã nghỉ hưu để thu hút thêm sự quan tâm của dân chúng.

Hiện tại, người ta cũng cho phép học sinh được tập luyện bán thời gian tại trường. Ở Pudong New Area, một nửa trong số 700 VĐV cũng đang theo học trường khác. Hơn 300 VĐV còn lại chỉ có 10% học nội trú.

Đó cũng có thể xem là một cách giúp họ trang bị được đủ kiến thức cuộc sống sau khi rời xa thể thao.

Một số hình ảnh trong những lò đào tạo VĐV trẻ của Trung Quốc:

Tại sao Bắc Kinh vội vã ban hành Tài liệu 23? - Ảnh 3.

Bé gái đang làm bài tập xà đơn.

Tại sao Bắc Kinh vội vã ban hành Tài liệu 23? - Ảnh 4.

ở Trung Quốc, những trường học thể thao danh cho lứa tuổi thiếu nhi hiện không được ưa chuộng do giáo dục văn hoá đang được các bậc phụ huynh ưa chuộng nhiều hơn.

Tại sao Bắc Kinh vội vã ban hành Tài liệu 23? - Ảnh 5.

Một bé trai làm bài tập xoạc chân.

Tại sao Bắc Kinh vội vã ban hành Tài liệu 23? - Ảnh 6.

Tại sao Bắc Kinh vội vã ban hành Tài liệu 23? - Ảnh 7.

Các cô bé mệt mỏi với bài tập trồng cây chuối.

Tại sao Bắc Kinh vội vã ban hành Tài liệu 23? - Ảnh 8.

Tại sao Bắc Kinh vội vã ban hành Tài liệu 23? - Ảnh 9.

Quá trình tập luyện cực kì căng thẳng, một cậu bé đang đau đớn với chiếc mũi cũng không thể nghỉ ngơi.

Tại sao Bắc Kinh vội vã ban hành Tài liệu 23? - Ảnh 10.

VĐV bơi lội nhí này đang thực hiện một bài tập hết sức khốc liệt.

Tại sao Bắc Kinh vội vã ban hành Tài liệu 23? - Ảnh 11.

Những em bé đang cổ vũ cho bạn của mình trong một cuộc thi đấu nội bộ.

Tại sao Bắc Kinh vội vã ban hành Tài liệu 23? - Ảnh 12.

Đôi chân của hai chị em song sinh tập thể dục dụng cụ.

Tại sao Bắc Kinh vội vã ban hành Tài liệu 23? - Ảnh 13.

Các em học sinh trường thể thao Shichahai tham dự giờ học văn hoá. Tấm Poster phía sau lưng họ là "Học tập từ những nhà vô địch Olympic".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại