Suy tim vẫn có thể sống khỏe mạnh nếu duy trì những thói quen tốt sau

H.Yến |

Cùng với sự phát triển của y học, các triệu chứng khó thở, ho, phù, mệt mỏi do suy tim sẽ được kiểm soát hiệu quả nhờ những thói quen tốt được thực hiện kết hợp với tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

Khoảng 50.000 người bệnh suy tim tử vong hàng năm

"Suy tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong những bệnh lý tim mạch. Khoảng 50.000 người bệnh suy tim tử vong hàng năm, cao hơn tỷ lệ tử vong do một số loại bệnh ung thư. Khoảng 50% người bệnh suy tim sẽ tử vong sau 5 năm" - Bác sĩ Bùi Thế Dũng, Trưởng khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM cho biết (Trích Zing.vn).

Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp, hậu quả của những tổn thương hay rối loạn chức năng của tim dẫn đến tâm thất không đủ khả năng tiếp nhận máu hoặc bơm máu đi nuôi cơ thể. Tất cả các bệnh về tim mạch như bệnh mạch vành, cao huyết áp, bệnh van tim, bệnh cơ tim, tim bẩm sinh, loạn nhịp tim… đều có thể dẫn đến suy tim.

Suy tim vẫn có thể sống khỏe mạnh nếu duy trì những thói quen tốt sau - Ảnh 1.

Theo Hội Tim mạch New York (NYHA) phân độ suy tim được đưa ra dựa vào triệu chứng cơ năng và khả năng gắng sức. Trong đó suy tim độ 3 làm người bệnh giảm khả năng gắng sức rõ rệt. Ngay cả khi chỉ gắng sức nhẹ, hoặc thực hiện các hoạt động thường ngày như leo cầu thang, làm việc nhà, cũng thấy khó thở, hụt hơi và mệt mỏi. Suy tim độ 3 cũng khiến người bệnh phải nhập viện thường xuyên hơn và cùng lúc có thể gặp các triệu chứng sau đây:

- Khó thở, hụt hơi xuất hiện ngay cả khi người bệnh gắng sức nhẹ như đi bộ vài chục mét hay làm việc nhà. Các cơn khó thở về đêm tăng lên, khiến cho nhiều người bệnh phải ngồi bật dậy để thở.

- Mệt mỏi diễn ra triền miên hơn, kể cả khi nghỉ ngơi. Suy giảm trí nhớ, nhầm lẫn, khó tập trung khi làm việc.

- Ho khan, cơn ho kéo dài và tăng lên khi nằm ngủ.

Suy tim vẫn có thể sống khỏe mạnh nếu duy trì những thói quen tốt sau - Ảnh 2.

- Phù bàn chân, mắt cá chân, chân hoặc bụng. Chán ăn, đầy trướng bụng, khó tiêu, buồn nôn.

- Rối loạn nhịp tim: tim đập nhanh, mạnh, người bệnh cảm thấy hồi hộp, trống ngực.

Theo các chuyên gia tim mạch, suy tim độ 3 là mức độ suy tim nặng. Nguyên nhân có thể là do phát hiện muộn hoặc người bệnh không đáp ứng với điều trị ở giai đoạn suy tim độ 2 hay suy tim độ 1 hoặc do các bệnh tim mạch khác làm tăng nặng. Trong nhiều trường hợp, suy tim độ 3 có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được can thiệp, phẫu thuật kịp thời, đúng thời điểm.

Sống chung với bệnh suy tim đúng cách

Tuổi thọ của người suy tim độ phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp điều trị và thái độ của người bệnh. Bên cạnh việc tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, thay đổi thói quen lối sống theo chiều hướng tích cực hơn sẽ giúp người bệnh dễ dàng kiểm soát các triệu chứng bệnh suy tim:

Điều chỉnh chế độ ăn, lối sống

- Để giảm phù: Chế độ ăn cho người suy tim độ 3 cần giảm muối natri (giảm mặn) để cơ thể không bị tích nước và làm giảm khó thở.

- Giảm đầy trướng khó tiêu bằng cách tránh thực phẩm chứa nhiều cholesterol như mỡ, nội tạng động vật, thịt có màu đỏ đậm… Tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, trái cây tươi và nên bổ sung chất đạm từ thực vật hoặc từ cá, thịt gia cầm bỏ da. Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.

- Ngưng hút thuốc, rượu bia và kiểm soát cân nặng, đường máu, mỡ máu và huyết áp cao.

- Tăng thời gian nghỉ ngơi, tránh lo lắng, căng thẳng.

Suy tim vẫn có thể sống khỏe mạnh nếu duy trì những thói quen tốt sau - Ảnh 3.

- Cần vận động thể lực thường xuyên, với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, dưỡng sinh… để giúp máu lưu thông và tránh cục máu đông do nằm, ngồi nhiều.

Kết hợp sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe phù hợp

Nhiều nghiên cứu cho thấy sự kết hợp hài hòa giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại có thể mang lại lợi ích lâu dài cho người mắc suy tim, giúp họ nhanh chóng cải thiện chất lượng sống và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến tiến triển.

Suy tim vẫn có thể sống khỏe mạnh nếu duy trì những thói quen tốt sau - Ảnh 4.

Đan sâm là 1 vị thảo dược dùng trong Đông y, là nguyên liệu quan trọng trong bài thuốc chữa bệnh về tim mạch: nhồi máu cơ tim, đau tức ngực, hồi hộp, trống ngực hay một số bệnh liên quan đến tình trạng ứ huyết. Hoạt chất Tanshinone IIA (TS) có trong Đan sâm đã được ứng dụng để phòng ngừa và điều trị bệnh mạch vành, giúp làm giảm nhồi máu cơ tim cấp tính. Ngoài ra, Đan sâm còn giúp bảo vệ cơ tim bằng cách giảm tiêu thụ năng lượng và nhu cầu oxy ở cơ tim, giúp nâng cao sức chịu đựng của tế bào cơ tim, chống lại những rối loạn về chức năng và chuyển hóa gây ra bởi sự thiếu hụt oxy.

Suy tim vẫn có thể sống khỏe mạnh nếu duy trì những thói quen tốt sau - Ảnh 5.

Qua nhiều nghiên cứu và khảo nghiệm, Đan sâm đã được kết hợp với các thành phần có lợi cho bệnh tim mạch khác như Vàng đằng, L-carnitine, Cao Natto có trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Ích Tâm Khang, giúp phòng ngừa và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau thắt ngực, ho, phù, khó thở, mệt mỏi; làm chậm tiến trình suy tim và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

TPBVSK Ích Tâm Khang Giúp giảm các triệu chứng khó thở, phù, đau tim, đau thắt ngực, xơ vữa động mạch ở người suy tim, người mắc các bệnh mạch vành, bệnh hẹp hở van tim, bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh cơ tim, tim bẩm sinh

Hiệu quả sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng và được Tạp chí Khoa học Toàn cầu tại Canada năm 2014.

…………………………..

Đơn vị chịu trách nhiệm phân phối TPBVSK Ích Tâm Khang: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

(*)Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại