Hạt nhãn chữa vết thương không liền

vytran |

Ngoài cùi nhãn, hạt nhãn có thể chữa trị rất nhiều chứng bệnh, kể cả một số bệnh khó chữa như sa đì, bí tiểu tiện...

Hạt nhãn (long nhãn hạch) chứa tinh bột, saponin, chất béo và tanin, tính vị hơi đắng, chát, bình, có công năng và chủ trị: Cầm máu trong đau dạ dày, vết thương bỏng, vết thương ra máu, đau sán khí, bị thương ngoài da chảy máu.

Hạt nhãn có thể chữa trị rất nhiều chứng bệnh, kể cả một số bệnh khó chữa như sa đì, bí tiểu tiện...đặc biệt là vết thương lâu liền

Bí tiểu tiện: Hạt nhãn 12g gọt bỏ vỏ đen bên ngoài, giã nát sắc với nước, uống dần từng ít một. Tiểu tiện thông rồi, muốn cho tiểu bớt đi thì sắc cùi long nhãn uống.

Kẽ ngón chân lở ngứa: Hạt nhãn cạo bỏ vỏ đen, thái mỏng, phơi khô, tán mịn, rắc vào chỗ vết thương.

Vết thương không liền miệng: Hạt nhãn gọt bỏ vỏ đen tán thành bột mịn. Rửa sạch vết thương, sau đó rắc bột hạt nhãn vào băng lại.

Sa đì (sinh dục bị sưng to, xệ xuống, đau nhức): Dùng hạt nhãn, hạt vải, tiểu hồi hương 3 thứ lượng bằng nhau đem tán mịn ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 3 - 4 chiêu thuốc bằng rượu hoặc nước sắc vị thuốc thăng ma.

Theo Khoa học và Đời sống

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại