Sự thật về những lớp lông măng khiến bé vặn mình, mẹ phải tìm mọi cách nhổ bỏ

Bảo Lâm |

Trẻ vặn mình, hay giật mình không ngủ nhiều người cho rằng thủ phạm là lớp lông măng trên da bé và họ có đủ cách để tẩy, nhổ lớp lông măng này đi.

Đủ cách nhổ lăng măng

Nhiều bà mẹ cho rằng trẻ hay vặn mình, hay giật mình, ngủ không ngon giấc do bé bị lông măng nhiều. Bà mẹ bỉm sữa nào cũng nghe tới cách dân gian nhổ lông măng cho bé để bé bớt giật mình như: tắm lá cây đậu ván, nhổ bằng cách bôi bột mì nhão lên da, tắm nước lá, dùng khăn bọc lá trầu không chà vào da của bé để tẩy lông măng.

Thậm chí, có người còn dùng hẳn wax tẩy lông để diệt lớp lông măng của bé. Các phương pháp dân gian tẩy, nhổ lông măng được các mẹ săn lùng tích cực với mong muốn cho con được ngủ ngon hơn.

Với cả chục phương pháp dân gian khác nhau được các bà mẹ bỉm sữa truyền tai nhau. Tuy nhiên, theo bác sĩ Trương Hoàng Hưng, bác sĩ giảng dạy lâm sàng tại TTU, Texas, Hoa Kỳ đến nay chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh hiệu quả của những phương pháp này mà trên thực tế, đã có trẻ bị tổn thương da nghiêm trọng.

Sự thật về những lớp lông măng khiến bé vặn mình, mẹ phải tìm mọi cách nhổ bỏ - Ảnh 1.

Lông măng không có hại và mất dần.

Theo bác sĩ Hưng trẻ sơ sinh hay vặn mình, uốn éo, có khi ưỡn cong người và khóc là một hiện tượng rất phổ biến.

Tuy nhiên, biểu hiện này thường làm cho cha mẹ, ông bà lo lắng, và trong cơn lo lắng đó, rất nhiều truyền thuyết đã được sinh ra gán tội cho hiện tượng này trong đó có lớp lông măng của trẻ mọc ở lưng.

Người ta cho rằng lớp lông măng mềm mại kia làm bé khó chịu nên gây ra hiện tượng vặn mình nên phải loại bỏ nó bằng nhiều cách khác nhau, nào là đẹn ở nướu răng nên phải lể bỏ,… Nhưng bác sĩ Hưng cho rằng đây là quan niệm sai lầm nhiều người nghĩ thực tế hoàn toàn khác.

Lông măng vô tội

Một số trẻ sơ sinh sinh ra với một lớp lông măng khá dày trên khắp người, cả trên mặt và lưng. Đây là lớp lông đầu tiên của bé, thường mọc ra trong 3 tháng đầu thai kỳ và rụng dần vào 3 tháng cuối thai kỳ trước khi sinh. Lông măng mềm và mịn, có thể có màu khác nhau tùy theo chủng tộc thậm chí không màu.

Lông măng hoàn toàn không gây ra tội mà lông măng còn có tác dụng rất nhiều đối với trẻ sơ sinh:

Thứ nhất, lông măng có chức năng giữ ấm. Bào thai chưa có lớp mỡ dưới da cho tới vài tháng cuối của thai kỳ, nên lớp lông măng này giúp giữ trẻ ấm áp hơn trong tử cung, động vật ở vùng lạnh thường nhiều lông là vậy.

Sự thật về những lớp lông măng khiến bé vặn mình, mẹ phải tìm mọi cách nhổ bỏ - Ảnh 2.

Việc nhổ lông măng chỉ làm hại da bé

Thứ hai, lông măng để bảo vệ da. Trẻ sơ sinh khi trong bụng mẹ phải ngâm trong dịch ối 24/7 trong suốt 9 tháng, điều này có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể trẻ và lớp da rất mong manh kia.

Lớp chất gây trắng (vernix) như sáp bao bọc bên ngoài cơ thể là để bảo vệ trẻ trong bào thai, và chất gây trắng này cần lớp lông măng để giữ chúng trên lớp da. Điều này giống như bê tông cần hỗn hợp ximăng lỏng (chất gây) và khung thép (lông măng).

Gần tới 40 tuần, chất gây và lông măng sẽ ngày càng giảm, sự bảo vệ da ngày càng kém, cho nên những trẻ sinh già tháng có lớp da khô queo, nhăn nheo như ông già là vì vậy

Thứ ba, lông măng còn kích thích sự tăng trưởng và phát triển. Một số nghiên cứu cho thấy sự di động của lông măng trong dịch ối có thể có vai trò giảm stress và kích thích tăng trưởng.

Lông măng không có hại và mất dần. Tuy nhiên một số trường hợp trẻ sinh ra vẫn còn nhiều lông măng và điều đó hoàn toàn bình thường. Vì lý do này mà trẻ sinh non thường có nhiều lông măng hơn vì chưa kịp rụng.

Dù ít hay nhiều, lông măng sẽ tiếp tục rụng dần trong vài tuần sau sinh, có khi tới vài tháng và thay dần bằng một lớp lông khác, thưa hơn và mịn hơn.

Chu kỳ thay lông, tóc tới 3-4 tháng, tuy nhiên có một số trường hợp sẽ kéo dài hơn, đây là lý do tại sao một số bé sinh ra tự nhiên hói đầu sau vài tháng, không sao cả, từ từ lông tóc sẽ mọc lại thôi.

Lông măng không làm trẻ khó chịu hay vặn mình. Lớp lông măng này rất có ích và vô tội và tự rụng rất nhanh nên bác sĩ Hưng cho rằng cha mẹ, ông bà không cần phải làm gì cả, đừng cạo, nhổ, wax, chà xát lên da trẻ chỉ làm tổn thương thêm làn da mỏng manh của bé.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại