Sống không cần oxy, đây là "quái vật" đáng gờm nhất trong lịch sử Trái Đất

Nguyễn Hằng |

Mới đây, các nhà khoa học Mỹ phát hiện thấy hóa thạch vi khuẩn có niên đại đến 2,5 tỷ năm, từ thời kỳ oxy chưa xuất hiện trên Trái Đất.

Hóa thạch vi khuẩn này đã được phát hiện ở hai địa điểm khác biệt thuộc khu vực Nam Mỹ và chúng đã bị chôn lấp trong lớp đá cứng và giàu silic đioxit, cách ngày nay khoảng 2,52 tỉ năm.

Theo ông Andrew Czaja, một nhà địa chất học, đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học Cincinnati ở Mỹ cho biết, đây là loại vi khuẩn hóa thạch lưu huỳnh lâu đời nhất từng được tìm thấy.

Sống không cần oxy, đây là quái vật đáng gờm nhất trong lịch sử Trái Đất - Ảnh 1.

Nhà địa chất học Andrew Czaja.

Hóa thạch này đã làm sáng tỏ một giai đoạn bí ẩn của lịch sử địa chất, khi mà oxy chưa có mặt trong bầu khí quyển.

Theo nhóm nghiên cứu, vi khuẩn sulphur dioxin có hình dạng lớn lạ thường và chúng không hề gặp bất kì khó khăn gì khi sống trong điều kiện thiếu oxy. Thay vì sử dụng oxy để tồn tại, các vi khuẩn sẽ nhờ vào lưu huỳnh oxy hóa và sử dụng năng lượng từ phản ứng hóa học để phát triển.

Ông Czaja chia sẻ: "Vẫn còn nhiều điều chúng ta không biết về lịch sử sơ khai của Trái Đất, đơn giản chỉ vì vài loại đá hóa thạch có chứa "bí ẩn" vẫn còn tồn tại từ thời điểm đó.

Và thời kỳ hình thành từ 3,5 đến 2,5 tỷ năm trước đây là rất quan trọng cho sự sống trên hành tinh.

Sống không cần oxy, đây là quái vật đáng gờm nhất trong lịch sử Trái Đất - Ảnh 2.

Hình ảnh về hóa thạch vi khuẩn lưu huỳnh hơn 2,5 tỷ năm tuổi.

Nhưng cho đến nay, hầu hết các nhà nghiên cứu cho biết về thời kỳ này được gọi là Thái cổ (tên một loại liên đại địa chất), dựa trên một số ít các hóa thạch từ môi trường nước nông.

Czaja và các đồng nghiệp của ông muốn biết những gì có thể "ẩn nấp" trong các "tầng sâu" hơn của biển. Các chuyên gia bắt đầu tiến hành "săn lùng" các hóa thạch trong hai khu vực của tỉnh Northern Cape của Nam Phi để tìm kiếm dấu hiệu sự sống cổ xưa.

Một phần của tảng đá tên là đá silic đen, được hình thành từ lớp trầm tích ở đáy đại dương, có lẽ sâu ít nhất khoảng 100m.

Các nhà nghiên cứu đã thu thập mẫu và mang chúng đến phòng thí nghiệm, nơi họ cắt chúng thành những phần-giống như thủy tinh màu mỏng và được kiểm tra dưới kính hiển vi quang học.

Ngay sau khi nhìn vào phần này, Czaja nhận thấy cấu trúc của vi khuẩn cổ đại có hình elip, nhăn nheo như quả bóng bị xì hơi một phần, nhúng vào trong phiến đá silic. Đây là loại vi khuẩn lưu huỳnh oxy hóa.

Theo phán đoán của các nhà nghiên cứu, loại hóa thạch vi khuẩn này gần giống với loại vi khuẩn Gram âm (Thiomargarita) thời hiện đại. Đây là loài vi sinh vật sống ở môi trường sâu dưới đáy biển, chứa nhiều lưu huỳnh và có lượng khí oxy cực kì thấp.

Những nhà khoa học cho rằng, trước khi oxy xuất hiện trên Trái Đất, đại dương chứa đầy những vi khuẩn kỵ khí. Đây là loại vi khuẩn có thể chuyển hóa thức ăn nhưng không cần oxy hay ánh nắng Mặt trời.

Một khi bầu khí quyển chứa đầy oxy trong suốt thời kì thảm họa oxy, các loại vi khuẩn lại bị nhiễm độc và chúng sẽ co lại nhỏ như như hình dạng vừa phát hiện ở lớp đá cổ. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng về những sinh vật kỵ khí cho đến bây giờ.

Theo ông Czaja cho biết: "Những loài vi khuẩn thời kì đầu có khả năng tiêu thụ phân tử và phân hủy từ những khoáng chất giàu lưu huỳnh."

Czaja và các đồng nghiệp của ông có kế hoạch tiếp tục phân tích thành phần hóa học của hóa thạch vi khuẩn này để tìm hiểu thêm về sự trao đổi chất "dị thường" của chúng.

Những kết quả của nhóm nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Geology.

(Nguồn: Livescience)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại