"Kẻ giết người" thầm lặng khiến người mắc dễ bị ung thư gan

Thái Phong (T.H) |

Viêm gan C là căn bệnh truyền nhiễm do virus Hepatitis C (HCV) gây ra. Căn bệnh này có diễn tiến rất thầm lặng khiến nhiều người không nhận ra mình đang mang bệnh.

Tuy nhiên, hậu quả của viêm gan C để lại rất nặng nề.

1. Sự nguy hiểm của bệnh viêm gan C:

Theo thống kê của các nhà khoa học, hàng năm trên thế giới có khoảng 3% dân số mắc bệnh viêm gan C và có khoảng 170 triệu người lành mang virus viêm gan C và có thể lây truyền sang người khác bất cứ khi nào.

Sự nguy hiểm của viêm gan C là sự tiến triển giai đoạn cấp tính kéo dài trong nhiều năm (từ 10 - 30 năm) và không bộc lộ triệu chứng hoặc có rất ít triệu chứng, vì thế người bệnh thường không được phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Một điểm đáng lưu ý nữa của căn bệnh viêm gan C là số người tự khỏi do cơ thể tự đào thải virus chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ chỉ khoảng 15 - 30% số người mắc trong khi con số này với bệnh viêm gan B là 90%.

Số còn lại sẽ trở thành viêm gan C mạn tính hoặc người lành mang virus viêm gan C sau 6 tháng cơ thể không tự đào thải hết virus viêm gan C ra khỏi.

Sau khi chuyển sang giai đoạn mạn tính, phần lớn số người mắc viêm gan C vẫn không có triệu chứng gì cho đến khi xuất hiện những triệu chứng bất thường thì bệnh đã vào giai đoạn muộn, nghĩa là đã chuyển sang xơ gan hoặc ung thư gan.

So với viêm gan B, viêm gan C có tỷ lệ trở thành mạn tính cao hơn nhiều, khoảng 30 - 60% (trong khi ở viêm gan B con số này chỉ là 10%).

Sau khi chuyển sang giai đoạn mạn tính, tỷ lệ biến chứng xơ gan khoảng 10 - 20% số ca mắc, tỷ lệ biến chứng ung thư gan khoảng 5% số ca mắc. Con số này cao hơn nhiều so với tỷ lệ biến chứng của bệnh viêm gan B.

Ở những người lành mang virus viêm gan C thì những ảnh hưởng của virus này với sức khỏe của bản thân người mắc không nhiều.

Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là họ không đem lại mối nguy cho cộng đồng bởi chính bản thân họ lúc này lại trở thành nguồn truyền mầm bệnh nguy hiểm cho người khác.

Bởi thế, viêm gan C là một mối hiểm họa lớn cho cộng đồng nhưng rất tiếc vẫn còn ít được quan tâm.

2. Con đường lây truyền của bệnh viêm gan C:

Viêm gan C được truyền từ người mang virus Hepatitis C sang người lành theo những con đường sau:

- Đường máu:

Là con đường lây nhiễm chủ yếu, thường là trong trường hợp tiếp nhận máu có nhiễm virus viêm gan C, dùng chung kim tiêm, nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh phẩm có virus viêm gan C, châm cứu, xăm với những dụng cụ y tế không được vô trùng...

- Đường tình dục: Hiếm gặp hơn viêm gan B

- Mẹ truyền sang con qua nhau thai khi sinh.

Ngoài ra, có khoảng 30- 40% trường hợp bị nhiễm viêm gan C nhưng không truy tìm được nguyên nhân lây nhiễm.

3. Một số triệu chứng của bệnh viêm gan C:

Virus viêm gan C khi xâm nhập vào cơ thể thường có thời gian ủ bệnh khoảng 7 -8 tuần. Đến thời gian bệnh khởi phát vẫn không bộc lộ triệu chứng gì đặc biệt. Nếu chú ý thì có thể thấy có những triệu chứng sau:

- Mệt mỏi, nhức đầu, có triệu chứng giống cảm cúm.

- Có thể có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, đau bụng, chán ăn.

- Đau tức vùng hạ sườn bên phải (vị trí của gan) do gan bị viêm, sưng. Ấn vào kẽ liên sườn 11 -12 bên phải sẽ thấy đau, tức, khó chịu.

- Vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu.

Tuy vậy những triệu chứng này chỉ thoáng qua ngay cả trong thời kỳ bệnh nặng nên rất dễ bị bỏ qua.

4. Phòng bệnh viêm gan C:

- Viêm gan C lây nhiễm qua đường tình dục, vì thế khi quan hệ tình dục cần thiết phải mang bao cao su để phòng viêm gan C và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

- Không dùng chung dụng cụ vệ sinh cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng...

- Trong y tế cần tiệt trùng tuyệt đối dụng cụ y tế khi dùng cho những người bệnh khác nhau, không dùng chung bơm kim tiêm.

- Nếu chung sống cùng nhà với người nhiễm viêm gan C không cần thiết phải e ngại khi tiếp xúc bên ngoài như ôm hôn, bắt tay, hay khi ăn uống cùng mâm, ngủ cùng giường... sau khi đã loại bỏ hết được nguyên nhân lây truyền của căn bệnh này.

Quý độc giả có câu hỏi, thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bài thuốc chữa bệnh xin gửi câu hỏi vào ô Bình luận ở dưới cuối mỗi bài viết.

Chúng tôi sẽ mời những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế giải đáp, chia sẻ kinh nghiệm với quý độc giả. Trân trọng!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại