2 dạng BIỂU HIỆN của sởi mẹ phải nắm rõ để tự chẩn đoán cho con

Phong |

Việc tự chẩn đoán nhằm giúp cha mẹ sớm phát hiện nếu con bị mắc bệnh sởi, từ đó có những điều trị tích cực và kịp thời cho con, tránh những biến chứng đáng tiếc.

Ngày 18/4, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi mới nhất. Theo hướng dẫn, bệnh sởi biểu hiện dưới 2 dạng: Thể điển hình và thể không điển hình.

Đối với thể điển hình có 4 giai đoạn bệnh:

Giai đoạn ủ bệnh từ 7-21 ngày (trung bình 10 ngày).

Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long): Từ 2-4 ngày với các biểu hiện: người bệnh sốt cao, viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc, đôi khi có viêm thanh quản cấp, có thể thấy hạt Koplik là các hạt nhỏ có kích thước 0,5-1 mm màu trắng/xám có quầng ban đỏ nổi gồ lên trên bề mặt niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm trên).

Giai đoạn toàn phát kéo dài từ 2-5 ngày:  Thường sau khi sốt cao 3-4 ngày, người bệnh bắt đầu phát ban, ban hồng dát sẩn, khi căng da thì tan biến mất, xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ, dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân. Khi ban mọc hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần.

2 dạng BIỂU HIỆN của sởi mẹ phải nắm rõ để tự chuẩn đoán cho con

Sốt phát ban là giai đoạn toàn phát của bệnh sởi. Khi ban mọc hết thì trẻ dần hết sốt, thân nhiệt giảm.

Giai đoạn phục hồi: Ban nhạt màu dần rồi sang màu xám, bong vẩy phấn xẫm màu, để lại vết thâm vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện. Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh tự khỏi. Có thể có ho kéo dài 1-2 tuần sau khi hết ban.

Ở thể không điển hình:

Biểu hiện lâm sàng có thể sốt nhẹ thoáng qua, viêm long nhẹ, phát ban ít, toàn trạng tốt. Thể này dễ bị bỏ qua, dẫn đến lây lan bệnh mà không biết.

Người bệnh cũng có thể sốt cao liên tục, phát ban không điển hình, phù nề tứ chi, đau mỏi toàn thân, thường có viêm phổi nặng kèm theo.

Các biểu hiện lâm sàng của bệnh sởi gồm: Ho, sốt, viêm long (đường hô hấp, kết mạc mắt, tiêu hóa), hạt Koplik và phát ban đặc trưng của bệnh sởi.

Việc tự chuẩn đoán nhằm giúp cha mẹ sớm phát hiện nếu con bị mắc bệnh sởi, từ đó có những điều trị tích cực và kịp thời cho con, tránh những biến chứng đáng tiếc. Tự chuẩn đoán không thay thế được tư vấn điều trị của bác sĩ.

Phòng bệnh chủ động bằng cách tiêm 2 mũi vaccine phòng sởi cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng theo quy định (Mũi 1 khi trẻ 9 tháng tuổi, mũi 2 khi 18 tháng tuổi).

Đối với người đã mắc bệnh, phải được cách ly tại nhà hoặc tại cơ sở điều trị theo nguyên tắc cách ly đối với bệnh lây truyền qua đường hô hấp; hạn chế tiếp xúc gần không cần thiết với người bệnh, thời gian cách ly từ lúc nghi mắc sởi cho đến ít nhất 4 ngày sau khi phát ban; tăng cường vệ sinh cá nhân, sát trùng mũi họng, giữ ấm cơ thể, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng.

Video: Cách nhận biết bệnh sởi

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại