10 thói quen của bà bầu gây hại cho thai nhi

Thu Hoài |

Nằm ngửa, xoa bụng, tắm nước nóng… là một số thói quen tưởng chừng như vô hại của mẹ bầu nhưng thực chất lại gây nguy hiểm cho thai nhi trong bụng.

"Nấu cháo" điện thoại di động

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Y Yale (Mỹ), thói quen “nấu cháo” bằng điện thoại di động của mẹ bầu sẽ đem đến những tác động tiêu cực đến thai nhi.

Nguyên nhân là do bức xạ của điện thoại di động có ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi và gây ra một số rối loạn về hành vi sau khi lớn lên như bị tăng động hoặc giảm chú ý.

Ngoài ra, ánh sáng phát ra từ điện thoại di động cũng ngăn chặn việc sản sinh ra hormone gây ngủ melatonin, nên sẽ làm rối loại chu kì giấc ngủ, khiến thai phụ bị thiếu ngủ và căng thẳng.

Nằm ngửa khi mang bầu thai dễ bị chết lưu

Nằm ngửa khi mang bầu thai dễ bị chết lưu

Nằm ngửa

Một công trình của các nhà khoa học Úc kéo dài 5 năm cho thấy, những bà bầu có thói quen thường xuyên nằm ngửa khi ngủ sẽ có nguy cơ thai chết non tăng gấp 6 lần.

Khi nằm ngửa, khối lượng thai nhi chèn ép lên các vùng tĩnh mạch của người mẹ, gây cản trở cho sự lưu thông máu cũng như quá trình vận chuyển oxy và các dinh dưỡng từ cơ thể mẹ tới nhau thai.

Ăn cay

Một số các loại gia vị có tính chất cay và nóng như ớt, gừng, hạt tiêu… không tốt cho phụ nữ mang thai.

Chất gây tê có trong những loại thực phẩm này có khả năng làm tê liệt hệ thần kinh thai nhi và khiến em bé không thể phát triển bình thường, thậm chí gây dị tật ở hệ thần kinh.

Ngoài ra, ăn cay nhiều cũng dễ khiến mẹ bầu bị táo bón. Phụ nữ mang thai bị táo bón dễ sẩy thai, vỡ ối sớm, sinh non và nhiều biến chứng xấu khác.

Ăn, uống đồ lạnh

Rất nhiều bà bầu có thói quen tiêu thụ các đồ ăn, thức uống lạnh, đặc biệt là trong mùa hè. Tuy nhiên, thói quen này thực sự không tốt.

Nguyên do là nếu bà bầu ăn, uống đồ lạnh thường xuyên sẽ khiến các mạch máu ở vùng bụng (trong đó có cả phần cổ tử cung) bị co thắt, cản trở sự tuần hoàn máu đến thai nhi, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành của trẻ sau này.

Uống đồ uống có chất kích thích

Trong thời kì mang thai, các mẹ bầu thường chỉ tránh uống rượu, bia mà quên rằng các loại đồ uống có chứa chất caffeine như chè, cà phê… cũng nằm trong danh sách đồ uống tuyệt đối không nên sử dụng.

Một số nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, hấp thụ quá nhiều chất caffeine sẽ làm tăng nhịp tim và huyết áp của người mẹ, sau đó chuyển thành các biến chứng ở thai nhi như thai chết lưu, dị tật, làm tăng nguy cơ sảy thai...

Xoa bụng bầu

Trong thai kì, các mẹ thường xoa bụng như một cách để âu yếm con, tuy nhiên các bác sĩ sản khoa đã cảnh báo rằng: cọ xát mạnh vào bụng bầu sẽ làm tử cong co thắt, hậu quả là có thể gây sảy thai, làm xáo trộn thai nhi hoặc sinh non.

Đặc biệt, nếu xoa bụng bầu trong những tháng cuối thai kỳ, nguy cơ co thắt tử cung sẽ càng tăng lên.

Dùng mỹ phẩm cực hại cho bà bầu

Dùng mỹ phẩm cực hại cho bà bầu

Sử dụng mỹ phẩm

Một số thành phần có trong mỹ phẩm (đặc biệt là các loại mỹ phẩm giá rẻ) như chì (Pb), thủy ngân (Hg) và thạch tính (As) sẽ được hấp thụ vào cơ thể mẹ bầu qua niêm mạc và da, rồi tiếp tục khuyếch tán trong máu, gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.

Đặc biệt, ngay cả khi đã thành công sinh hạ “mẹ tròn con vuông” thì các thành phần độc hại của mỹ phẩm còn tồn dư trong máu vẫn sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ sơ sinh khi người mẹ cho con bú.

Căng thẳng

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tâm trạng của người mẹ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển não bộ và tính cách của bé sau này.

Trong thai kì, nếu mẹ bầu thường xuyên bị căng thẳng, chán nản, u buồn, lo lắng… thì em bé sau này sinh ra chắc chắn sẽ không thể hay cười.

Trong một vài trường hợp đặc biệt còn có thể khiến cả mẹ và con mắc chứng trầm cảm hoặc các bệnh về tim,

Ít tiếp xúc với ánh mặt trời

Mặc dù rất quan trọng tuy nhiên vấn đề này lại ít được các thai phụ quan tâm, chú ý.  Theo các bác sĩ sản khoa, nếu mẹ bầu không thường xuyên tiếp xúc với ánh mặt trời sẽ dẫn đến thiếu vitamin D.

Đây là loại vitamin cần thiết giúp điều chỉnh cân nặng của thai nhi, đồng thời rất cần thiết cho sự hấp thu canxi và photpho, góp phần cấu tạo xương.

Nếu hàm lượng vitamin D ở thai nhi quá thấp sẽ dẫn đến tình trạng béo phì khi trẻ lớn lên và một số bệnh liên quan đến canxi như loãng xương, nhuyễn xương hoặc bị co giật do hạ canxi máu.

Tắm nước nóng

Tương tự như việc nếu mẹ bầu bị sốt cao, đặc biệt là trong 3 tháng đầu sẽ làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi, các mẹ bầu cũng được khuyên không nên tắm nước quá nóng hoặc đi xông hơi bởi việc làm này có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Nhiệt độ cơ thể cao sẽ dẫn đến hiện tượng tụt giảm huyết áp ở người mẹ, làm mất đi chất dinh dưỡng và oxy của em bé, dẫn đến nhiều khả năng bị sẩy thai và khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh thậm chí là tử vong.

Quý độc giả có câu hỏi, thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bài thuốc chữa bệnh xin gửi câu hỏi vào ô Bình luận ở dưới cuối mỗi bài viết.

Chúng tôi sẽ mời những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế giải đáp, chia sẻ kinh nghiệm với quý độc giả. Trân trọng!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại