Sông băng tại Nam Cực đang tan nhanh từ bên dưới

Tiến Thanh |

Sông băng tại Nam Cực đang tan nhanh hơn từ bên dưới và trong tương lai, con người sẽ sớm phải chứng kiến nhiều tảng băng khổng lồ tách ra khỏi Nam Cực, khiến hiện tượng nước biển dâng ngày càng khó lường hơn.

Băng bao phủ hầu hết lục địa Nam Cực và dòng chảy từ các vùng biển xung quanh luôn hoạt động theo mùa. Băng tan vào mùa hè và tuyết rơi vào mùa đông sẽ tái tạo lớp băng mới thay thế lớp băng cũ đã mất đi.

Tuy nhiên quy luật tự nhiên này đang dần thay đổi trong vài năm trở lại đây. Lượng tuyết rơi không đủ bù đắp cho lượng băng mất đi. Trong năm 2015, lượng tuyết thiếu tới 183 tỷ tấn và trong tương lai sẽ còn thiếu hụt nghiêm trọng hơn.

Năm 2017 vừa qua cũng chứng kiến một trong những khối băng lớn nhất bị tách ra khỏi thềm lục địa và trôi dạt lênh đênh trên biển. Kích thước khối băng có thể lớn hơn cả nhiều bang của Mỹ hoặc bằng một quốc gia nhỏ.

Theo Quartz, sự thiếu hụt lượng tuyết rơi và hiện tượng băng trôi có liên quan rất chặt chẽ tới tình trạng đại dương nóng lên.

Tuy nhiên đó chỉ là những thứ chúng ta quan sát được trên bề mặt. Trên thực tế, các nhà khoa học cảnh báo thềm băng dưới đáy biển đang giảm mạnh và đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tốc độ tan băng ở bề mặt nhanh hơn.

Hranny Konrad, một nhà địa chất học tại ĐH. Leeds, V.Q Anh, đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu tiết lộ, Nam Cực được bao phủ xung quanh bởi các sông băng và chúng tạo thành dòng chảy hướng về phía biển.

Sông băng tại Nam Cực đang tan nhanh từ bên dưới - Ảnh 1.

Chuyển động của khối băng phần nào chịu tác động của "grounding lines", thuật ngữ ám chỉ lớp băng gắn kết với lớp đá lục địa dưới đáy biển và tạo nên vành đai băng nối giữa lục địa và đại dương.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng hình ảnh vệ tinh để đo hướng di chuyển của "grounding lines" trong khoảng thời gian từ năm 2010-2016. Dữ liệu cho thấy, lớp băng đã bị thu hẹp khoảng 1.435km2, tương đương với kích thước của cả TP. Luân Đôn hoặc gấp đôi New York.

Mặc dù vậy, tỷ lệ băng mất đi tại Nam Cực có sự chênh lệch đáng kể ở hai bờ phía đông và tây. Trong khi bờ Đông vẫn khá ổn định thì ở bờ Tây, lượng băng rút đi lên tới 180m/năm

Vì các tảng băng thường hay trôi nổi trên biển nên khi tan ra, chúng không đóng góp bao nhiêu vào lượng nước biển dâng lên. Số nước tan chảy từ băng này chỉ phần nào bù đắp cho lượng nước đã bị đóng băng trước đó.

Tuy nhiên nếu băng tan ngay trên mặt đất và tạo thành dòng chảy xuống biển, lượng nước đó chắc chắn sẽ khiến nước biển dâng cao.

Việc tính toán lớp khoảng cách của lớp băng "grounding lines" đóng vai trò quan trọng để xác định lượng băng mất đi và lượng nước biển dâng.

Nhiều chuyên gia hải dương học đồng tình với phương pháp của Konrad và cho rằng, dữ liệu vệ tinh có thể áp dụng để dự đoán chính xác mực nước biển dâng tại nhiều sông băng hơn trong tương lai.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại